Cắt điện gây thiệt hại cho người nuôi tôm

27/10/2014 09:49 GMT+7

Dù chưa quá hạn trả nợ theo quy định, nhưng Điện lực Quảng Ninh (Công ty Điện lực Quảng Bình) vẫn tiến hành cắt điện khiến DN nuôi tôm bị thiệt hại nghiêm trọng.

Ông Tuấn vớt xác tôm chết vì bị cắt điện sai quy định - Ảnh: T.Q.N

Cắt sớm

 

Cắt điện sai quy định

Theo quy định, nếu không có thỏa thuận lùi ngày thanh toán tiền điện và bên mua đã được bên bán điện thông báo về việc thanh toán lần 2 thì sau 15 ngày kể từ ngày thông báo lần đầu, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua. Đối chiếu với các mốc thời gian trên thì đến ngày 7.10, Điện lực Quảng Ninh mới có quyền cắt điện nếu DN không trả đủ tiền. Ông Lê Minh Tuấn cho biết, trước khi bị cắt điện, vì cứ nghĩ mình sai nên ông đã trực tiếp đến gặp ông Nguyễn Trường Khẩn, Giám đốc Điện lực Quảng Ninh xin cho thêm thời gian nộp tiền nhưng bị từ chối.

Theo phản ánh của ông bà Lê Minh Tuấn và Võ Thị Khương (DNTN nuôi trồng thủy sản Hưng Thịnh ở thôn Bắc Hòa, xã Ngư Thủy Bắc, H.Lệ Thủy), để nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển kinh tế, DN đã bỏ tiền kéo đường dây, lắp 2 trạm biến áp và ký hợp đồng mua bán điện với Điện lực H.Quảng Ninh từ năm 2010 đến nay. Mấy tháng qua, do tôm bị dịch bệnh, kinh doanh thua lỗ nên DN có chậm nộp tiền điện so với thường lệ. Tổng tiền điện từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 của DN là hơn 177 triệu đồng; cộng nợ cũ thành hơn 350 triệu đồng.

Ngày 22.9, DN nhận được giấy báo tiền điện; ngày 26.9, DN nhận được giấy báo nợ; ngày 1.10, DN nhận được thông báo ngừng bán điện; ngày 2.10, DN nhận quyết định ngừng bán điện và trưa 2.10, tổ quản lý điện tiến hành cắt điện tại trạm biến áp. Lúc này, Hưng Thịnh còn nợ hơn 110 triệu. Theo ông Tuấn, bà Khương, trạm biến áp bị cắt điện đó cung cấp điện cho 2 hồ tôm với tổng 2,7 triệu con (ước tính cho thu hoạch khoảng 34 tấn tôm thịt); trong đó, 1 hồ đã nuôi hơn tháng rưỡi, 1 hồ mới thả.

Khi điện bị cắt, ông bà phải mua dầu cho máy nổ chạy máy quạt nước (hết 87 triệu đồng) thế nhưng máy nổ chỉ chạy được 4/8 quạt nên không đủ ô xy cho tôm. Vì vậy phải mua các khoáng chất bón xuống ao (hết 63 triệu đồng) để bù lượng ô xy thiếu nhưng vẫn không thể làm con tôm phát triển bình thường được. Tôm hồ mới thả bị chết nên ông bà phải vào tận Bình Định mua tôm giống ra thả lại; còn tôm lớn hơn ở hồ khác thì con bị chết, con chậm lớn. Đến nay ông bà không biết dưới hồ còn bao nhiêu và phát triển như thế nào để có quy trình nuôi tôm phù hợp, tính toán lượng thức ăn...

Tắc trách hay hành dân?

Tại buổi làm việc với PV Thanh Niên vào ngày 20.10, ông Nguyễn Trường Khẩn thừa nhận sự việc đúng như phản ánh của DN nhưng cho rằng do tham mưu, sơ suất, lỗi nghiệp vụ của cán bộ phòng kinh doanh; còn ông chỉ ký trên giấy tờ vì tin cán bộ tham mưu chứ không nhớ hết được hàng ngàn khách hàng. Chỉ đến khi PV hỏi: ngày 30.9, ông Tuấn đã lên gặp xin ông rồi mà sao ông lại nói không biết, thì ông Khẩn mới thừa nhận lỗi của mình.

Nghiêm trọng hơn, khi DN đã nộp đủ tiền thì Điện lực Quảng Ninh phải cung cấp điện trở lại vào ngày 7.10, nhưng đến sáng 8.10 việc đóng điện mới được tiến hành. Nhưng để được đóng điện, vợ chồng ông Tuấn phải gọi điện cầu cứu Chủ tịch UBND H.Quảng Ninh Nguyễn Viết Ánh.

Chiều 20.10, ông Thái Hồng Quân, Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Bình cho biết đã nhận đơn kiến nghị của DN và đang xử lý theo quy trình trên tinh thần đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, nếu có sai phạm thì phải xử lý nghiêm khắc và đền bù thiệt hại theo quy định.

Trương Quang Nam

>> Chấm dứt cắt điện luân phiên
>> Cắt điện vô tội vạ có phải do độc quyền?
>> Đã đóng tiền, vẫn bị cắt điện!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.