Góc nhìn: Phát biểu ngắn

21/08/2015 12:40 GMT+7

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học mới đây, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có gợi ý với Bộ GD-ĐT là nên chọn một ngày thống nhất trong toàn quốc để tất cả các trường làm lễ khai giảng năm học mới.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học mới đây, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có gợi ý với Bộ GD-ĐT là nên chọn một ngày thống nhất trong toàn quốc để tất cả các trường làm lễ khai giảng năm học mới.

Phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng 12.8, 
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu phải tổ chức lễ khai giảng thực sự vì học trò - Ảnh: Ng. Lương
 
 
 
 
 
 
 
 
Phó thủ tướng còn gợi ý thêm là nên thống nhất một giờ để tất cả các em học sinh ở các trường cùng hát quốc ca trong một thời điểm. Riêng chuyện phát biểu của lãnh đạo các tỉnh (nếu có) và lãnh đạo các trường cần phải ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, không nói chung chung, kéo dài lê thê, gây mệt mỏi cho các em, nhất là học sinh tiểu học.
Sở dĩ Phó thủ tướng Chính phủ phải nhắc nhở chuyện tưởng chừng như vặt vãnh ấy là vì trong nhiều năm qua, ngày khai trường đã không còn mang một ý nghĩa “khai mở” cho một năm học mới mà đó là dịp để các trường thi nhau phô trương về mức độ “quen biết”, thậm chí “thân thiết” của trường mình với lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo ở trung ương.
Không ít trường quan niệm là mời được vị lãnh đạo cao nhất trong tỉnh hoặc trung ương đến dự lễ thì mới thể hiện “đẳng cấp” của trường mình. Quan niệm này cũng đã đẩy nhiều vị lãnh đạo vào cái thế "tiến thoái lưỡng nan" trong ứng xử mỗi khi đích thân hiệu trưởng các trường đến tận phòng làm việc của lãnh đạo để “mời” cho bằng được. Đi dự với trường này thì ngại trường kia họ lại trách sao sếp không quan tâm! Thôi thì đi dự cả 2 - 3 trường nhưng trường nọ phải khai giảng chậm hơn trường kia một… bài phát biểu để sếp có thời gian đến đó “chỉ đạo”.
Những buổi khai trường dài lê thê khiến học sinh mệt mỏi - Ảnh: Đào Ngọc Thạch 
Thực ra, tâm lý các vị lãnh đạo cũng chẳng vui vẻ gì khi phải “di chuyển” trong một buổi khai giảng mà đến 2 - 3 địa điểm, lại phát biểu những điều đã được viết sẵn, có khi chả ăn nhập gì đến ngôi trường mà mình đến dự. Nhưng vì nhà trường đã “mời tha thiết” nên không nỡ từ nan, mà đã đến dự lễ thì không thể không phát biểu. Mà phát biểu với bài viết sẵn thì không thể ngắn gọn được! Vì vậy, lẽ ra ngày khai giảng phải là một ngày vui nhất của các em thì trở thành ngày “khổ sở” nhất vì phải đợi lãnh đạo đến dự giữa tiết trời nóng bức.
Đừng trách các em là vì sao lãnh đạo phát biểu mà các em lại ồn như chợ vỡ! Vì những nội dung phát biểu, có khi chẳng mang lại một chút thiết thực gì cho người nghe cả.
Nên “phát biểu ngắn” vừa tiết kiệm thời gian vừa đỡ vất vả cho học sinh khi phải nghe những gì không thuộc về mình hoặc rất chung chung. Ngày khai giảng, tốt nhất là hiệu trưởng lên chúc mừng các em đã có mặt đông đủ, dặn dò dăm điều thiết thực, sau đó là vài tiết mục văn nghệ thật vui nhộn.
Lãnh đạo không nhất thiết phải đến dự, phải phát biểu thì ngày tựu trường mới long trọng! Phát biểu ngắn hoặc không phát biểu thì ngày khai giảng năm học mới vẫn cứ “thành công tốt đẹp” đó thôi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.