Khai giảng rồi vào… quán game

08/09/2015 09:29 GMT+7

Ngày khai giảng năm học 2015-2016 ở các địa phương đã trôi qua. Ghi nhận của nhiều người là lễ khai giảng năm nay được tổ chức ngắn, gọn; các thầy cô giáo và học sinh không phải mất nhiều thời gian 'chịu đựng' những diễn văn dài dòng, lê thê…

Ngày khai giảng năm học 2015-2016 ở các địa phương đã trôi qua. Ghi nhận của nhiều người là lễ khai giảng năm nay được tổ chức ngắn, gọn; các thầy cô giáo và học sinh không phải mất nhiều thời gian “chịu đựng” những diễn văn dài dòng, lê thê… 

Ngày khai giảng năm học 2015-2016 ở các địa phương đã trôi qua - Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch
Ngoài chỉ đạo của bộ GD-ĐT, ngay trong tháng 8, sở GD-ĐT một số tỉnh còn có hướng dẫn chi tiết đối với các phòng GD-ĐT, các trường học, về thời gian tiến hành khai giảng gói gọn phần “lễ” trong nửa giờ đồng hồ, còn lại dành cho phần “hội”, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới.
Phải trải qua biết bao nhiêu năm tổ chức lễ khai giảng khá nặng nề, ngành GD-ĐT mới có được sự thay đổi nhỏ về mặt hình thức như vậy. Có trường ở một tỉnh cao nguyên hưởng ứng sự “thay đổi” này, nhất là chủ trương tập trung phần “hội” trong ngày khai giảng, đã thuê cả một đội múa lân (chuyên phục vụ các đám cưới, lễ khai trương, khánh thành) về khua trống, múa may ầm ĩ cả sân trường để giúp vui cho học sinh. Chi phí thuê đội lân này nghe đâu được “xã hội hóa”, tức là phân bổ cho học sinh đóng góp, cùng các khoản thu đầu năm học (!).
Tuy vậy, một cuộc thăm dò “bỏ túi” cho thấy đối với nhiều học sinh, cảm xúc ngày khai trường dường như hết sức mờ nhạt, không đem lại nhiều hào hứng như mong đợi của mọi người. Lý do là học sinh đã chính thức vào học chương trình của năm học mới vào giữa tháng 8, tức trước lễ khai giảng từ 10 - 15 ngày. Việc học này được ngành GD-ĐT ấn định thời gian hẳn hoi. Thậm chí, ngay trong hè, nhiều học sinh đã phải “chạy sô” học thêm, học trước chương trình các môn học chính. Vì thế, lễ khai giảng đối với học sinh không còn có ý nghĩa thực sự bắt đầu một năm học mới.
“Lễ khai giảng rất vui vì sau khi lễ kết thúc, chúng em không phải vào lớp học!”. Đó là những bộc lộ rất thật của nhiều học sinh. Quả thực, sau lễ khai giảng ở các trường học, đường sá bỗng dưng tắc nghẽn bởi học sinh ra về cùng lúc. Nhiều em được dịp tìm đến quán nước, cà phê để tán gẫu, đùa giỡn, hoặc quán karaoke, quán game để thỏa sức “luyện công”… Còn nhớ, cách đây vài năm ở Đắk Lắk, sau lễ khai giảng một nhóm học sinh rủ nhau đi tắm ao đã xảy ra trường hợp chết đuối thương tâm.
Nhiều phụ huynh băn khoăn vì sao nhiều năm nay ngành GD-ĐT vẫn cho tồn tại nghi thức khai giảng kỳ lạ là “đánh trống khai trường” rồi cho học sinh về nhà?
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.