Ở hai đầu nỗi nhớ

18/01/2016 08:00 GMT+7

Tết đến là dịp nhà nhà sum họp, thế nhưng trong xã hội này còn rất nhiều cảnh đời khó khăn. Ước mơ được sum họp bên gia đình đôi khi rất xa vời.

Tết đến là dịp nhà nhà sum họp, thế nhưng trong xã hội này còn rất nhiều cảnh đời khó khăn. Ước mơ được sum họp bên gia đình đôi khi rất xa vời.

Bà Nghĩa (72 tuổi, ở thôn Hòa Thịnh, xã Phổ Hòa, H.Đức Phổ, Quảng Ngãi) cả năm sống chỉ một mình. Bà nhớ con cháu đang mưu sinh ở TP.HCM
Bà Nghĩa (72 tuổi, ở thôn Hòa Thịnh, xã Phổ Hòa, H.Đức Phổ, Quảng Ngãi) cả năm sống chỉ một mình. Bà nhớ con cháu đang mưu sinh ở TP.HCM
Để rồi cứ thế, cha mẹ già ở quê và những người con tha hương phải ở hai đầu nỗi nhớ.
Hằng ngày bà Nghĩa giở xem cuốn album hình của con cho vơi bớt nỗi nhớ con cháu
Hằng ngày bà Nghĩa giở xem cuốn album hình của con cho vơi bớt nỗi nhớ con cháu
Như trường hợp của vợ chồng anh Nguyễn Châu Thanh (30 tuổi) và chị Nguyễn Thị Thanh Phương (23 tuổi), đang làm công nhân ở Q.12 (TP.HCM). Họ vào TP.HCM mưu sinh nên lúc nào cũng nhớ nhà, nhớ cha mẹ già ở quê. Khi những ngày tết đã cận kề thì vợ chồng anh càng nôn nóng ngày về. Anh Thanh cho biết: “Đi cả năm, nhớ cha mẹ lắm, nên ráng “cày” những ngày cuối năm để dành dụm ít tiền về phụ giúp cho cha mẹ”.
Vợ chồng anh Tài - chị Đào mưu sinh bằng nghề bán hủ tiếu, cố gắng bán những ngày cuối năm để có tiền về thăm mẹ
Vợ chồng anh Tài - chị Đào mưu sinh bằng nghề bán hủ tiếu, cố gắng bán những ngày cuối năm để có tiền về thăm mẹ
Trong khi đó, ở quê nhà (xóm An Hội, xã Bình Thanh Đông, H.Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), cha mẹ của anh Thanh là ông Nguyễn Kha (77 tuổi) và bà Nguyễn Thị Quý (73 tuổi) cũng mỏi mòn chờ con.
Trong những ngày này, mỗi lần nói chuyện với hàng xóm cùng dãy trọ, chị Đào (phải) hay nhắc về ngày tết với nhiều nỗi niềm
Trong những ngày này, mỗi lần nói chuyện với hàng xóm cùng dãy trọ, chị Đào (phải) hay nhắc về ngày tết với nhiều nỗi niềm
Hay như vợ chồng anh Cao Văn Tài (36 tuổi) và chị Nguyễn Thị Đào (33 tuổi) cũng phải xa quê, bươn chải sống bằng nghề bán hủ tiếu ở khu phố 2 (P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức, TP.HCM). Vợ chồng anh cố gắng bán để kiếm tiền về phụ giúp mẹ ở quê. Mẹ anh Tài, bà Trần Thị Nghĩa (72 tuổi, ở thôn Hòa Thịnh, xã Phổ Hòa, H.Đức Phổ, Quảng Ngãi) cho biết: “Cả năm không gặp con cháu, nhớ lắm. Chỉ mong tết chúng về thôi”.
Vợ chồng ông Kha - bà Quý làm nghề đan lát. Ông bà rất nhớ con đang mưu sinh ở TP.HCMVợ chồng ông Kha - bà Quý làm nghề đan lát. Ông bà rất nhớ con đang mưu sinh ở TP.HCM
Ông Kha và bà Quý hay nhìn lịch, đếm ngược thời gian chờ đợi đến tết để được gặp con cháuÔng Kha và bà Quý hay nhìn lịch, đếm ngược thời gian chờ đợi đến tết để được gặp con cháu
Anh Thanh và chị Phương mưu sinh ở TP.HCM, cũng mong tết này đưa con về thăm ông bà
Anh Thanh và chị Phương mưu sinh ở TP.HCM, cũng mong tết này đưa con về thăm ông bà

“Tết là về bên gia đình”, với ba mẹ, tết chưa đến khi con chưa về. Tuy nhiên, hành trình sum họp đối với những người về quê vẫn còn khó khăn, vất vả - khiến niềm vui đoàn viên không được trọn vẹn.
Thấu hiểu điều đó, nhân dịp Tết Bính Thân 2016, nhãn hàng OMO thực hiện chương trình “Xuân sum họp - Tết tròn yêu thương” giúp hành trình về quê đón tết của hàng triệu người Việt xa quê trở nên dễ dàng và thoải mái hơn với sự giúp sức của các em học sinh.
Hãy cùng OMO chia sẻ lời hứa “Tết là về bên gia đình” để mang tuổi xuân về bên ba mẹ và vui bước đường về nhà. Tham khảo tại: www.omotet.com
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.