Phát hiện thằn lằn chúa cổ xưa nhất

03/07/2015 09:17 GMT+7

(TNO) Các nhà nghiên cứu đã phát hiện hóa thạch của một loài thằn lằn mới có đến 48 triệu năm tuổi. Hóa thạch thằn lằn này thuộc về nhóm Jesus lizard, tên chung của nhóm này là để mô tả khả năng đi trên mặt nước như câu chuyện viết trong Thánh kinh về Chúa Jesus Christ.

(TNO) Các nhà nghiên cứu đã phát hiện hóa thạch của một loài thằn lằn mới có đến 48 triệu năm tuổi. Hóa thạch thằn lằn này thuộc về nhóm Jesus lizard, tên chung của nhóm này là để mô tả khả năng đi trên mặt nước như câu chuyện viết trong Thánh kinh về Chúa Jesus Christ.

Phát hiện thằn lằn chúa cổ xưa nhất
Loài thằn lằn chúa này được đặt tên khoa học Babibasiliscus alxi - Ảnh: Sci-News
Hóa thạch này thuộc về kỷ nguyên thứ hai của thời kỳ Paleogen, địa điểm hóa thạch thuộc về Bridger Formation, Wyoming ngày nay.
Loài thằn lằn chúa này được đặt tên khoa học Babibasiliscus alxi, đại diện cho gia đình thằn lằn Corytophanidae ( casquehead) hiện đại, chúng sống ở môi trường ẩm ướt, ấm áp gần đường xích đạo, trải dài từ phía nam Mexico đến phía bắc Nam Mỹ.
Tiến sĩ Jack Conrad viết trên tạp chí PloS ONE rằng Babibasilscus alxi có thể đại diện cho các cá nhân thành viên đầu tiên của corytophanidae.
Trang Sci-News dẫn lời các nhà khoa học cho biết loài thằn lằn mới được biết này dài chừng 60 cm, trên đầu có một một đỉnh xương sọ để che bóng râm cho đôi mắt nên thoạt trông chúng có cái nhìn giống như đang giận dữ.
Babibasiliscus alxi có những chiếc răng nhỏ thích hợp để ăn rắn, thằn lằn, cá, côn trùng, một số loài thực vật. Bên cạnh đó, với xương gò má khá lớn cho thấy chúng cũng không từ chối những con mồi lớn hơn.
Hóa thạch của loài thằn lằn mới này cung cấp thêm nhiều dữ liệu về khí hậu trong điều kiện nhà kính cách đây 50 triệu năm để so sánh với tác động của biến đổi khí hậu ngày nay đối với sinh vật.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.