Sắc màu phương ngữ

23/02/2015 05:20 GMT+7

(TN Xuân) 1. Bạn kể, lâu ngày mới từ miền Trung về Bắc, khi đi chợ quê mua ít đồ lặt vặt đã đưa tờ 500.000 đồng và nói 'Bà thối tiền cho con', ngay lập tức bà bán hàng đang nhai trầu bỏm bẻm hóm hỉnh: 'Tiền của bà toàn tiền thơm, không có tiền thối cháu ạ!'.

(TN Xuân) 1. Bạn kể, lâu ngày mới từ miền Trung về Bắc, khi đi chợ quê mua ít đồ lặt vặt đã đưa tờ 500.000 đồng và nói “Bà thối tiền cho con”, ngay lập tức bà bán hàng đang nhai trầu bỏm bẻm hóm hỉnh: “Tiền của bà toàn tiền thơm, không có tiền thối cháu ạ!”.

Trong tiếng Việt, thối vừa có nghĩa là... thối, theo đúng nghĩa đen, nhưng ở một số địa phương còn có nghĩa là trả lại, lùi lại. Tùy theo ngữ cảnh, thối còn nhiều nghĩa khác như đã bị hư hỏng, quá rẻ. Ví dụ, quả đạn thối, quả dưa thối, rẻ thối...
Bà cụ bán hàng ở chợ quê đã bắt ngay cái khoảnh khắc khách từ phương nam ra nói thối tiền để chơi chữ, đưa ra “cặp phạm trù” tiền thối - tiền thơm rất độc đáo. Thì rõ rồi, tiền của cụ tuy chắt bóp từng đồng nhưng thơm thảo mồ hôi công sức, tảo tần một nắng hai sương.
2. Ở Bình Định vẫn lưu truyền giai thoại “đàn bò bơi qua sông, trâu chết 3 con”. Đại khái một người ở xa đến, hỏi thăm một nông dân rằng đợt lũ lụt cuối năm vừa qua nhà bác có thiệt hại gì không. Bác nông dân bèn nói: “Lụt to hung. Đàn bò của tui bơi qua sông, trâu mất 3 con”.
Anh kia nghe không ra và cũng không hiểu, vì sao đàn bò bơi qua sông, mà... trâu lại chết 3 con nên cứ thắc mắc. Sau được giải thích rằng, nhiều vùng ở Bình Định vẫn phát âm “ôi” thành “âu”; ví dụ: Bà nội - bà nậu, cầu Đôi - cầu Đâu, đầu gối - đầu gấu, tội lỗi - tậu lẫu, trôi - trâu...; anh kia mới cười rộ, vỗ đùi bảo: Có thế chứ! Hóa ra là bị trôi mất 3 con bò. Chứ làm gì có chuyện bò bơi qua sông mà trâu lại chết!
3. Tiếng Việt phong phú và phức tạp. Giữa vùng này và vùng kia có nhiều phương ngữ nếu không có người “phiên dịch” thì chịu chết, chẳng hiểu được. Chính nhờ sự khác biệt đó mà tiếng Việt trở nên hấp dẫn, lung linh, tạo thành bản sắc riêng của mỗi vùng đất. Chẳng hạn có vùng ở Thanh Hóa nói “đi hặc” thì phải hiểu đó là đi học, “con cắc” là con cóc... Người xứ Quảng nói “pờ rồ” thì phải hiểu đó là cái bờ rào, chứ không phải “pro” của tiếng Anh. Người Bình Định nói “dứt phát” thì phải hiểu là dứt khoát...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.