Trai tân Hà Nội giả gái múa 'con đĩ đánh bồng'

13/02/2019 17:41 GMT+7

Các chàng trai làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội) xúng xính trong bộ áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, mặt hoa da phấn múa điệu " Con đĩ đánh bồng ".

Chiều 13.2, (mùng 9 tháng giêng), người dân làng Triều Khúc tưng bừng tổ chức lễ hội truyền thống của làng. Phần chính của lễ hội là màn rước kiệu thành hoàng của làng - Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, kết hợp các màn múa lân, múa rồng và đặc biệt nhất là điệu múa "Con đĩ đánh bồng" của các trai thanh làng Triều Khúc. 
Tương truyền khi xưa, Phùng Hưng sau khi đánh thắng giặc Đường thì nghỉ chân tại thành Tống Bình (làng Triều Khúc ngày nay). Ngài lệnh cho một số lính nam cải trang thành nữ múa để khích lệ tinh thần quân sĩ. Sau này, điệu múa trở thành một nét đặc trưng của lễ hội làng Triều Khúc.
Các trai thanh trong làng được tuyển chọn kỹ lưỡng xung xính trong bộ váy áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, mặt hoa da phấn, mắt lúng liếng trong điệu múa dân gian xưa nhất của Hà Nội, tạo sự thích thú cho người dân trong làng cũng như du khách thập phương mỗi dịp đầu năm.
Những chàng trai được chọn cho điệu múa đặc biệt tại lễ hội làng Triều Khúc là những người trẻ tuổi, ngoan ngoãn, mặt mũi sáng sủa và được bà con trong làng yêu mến. Trước khi lễ hội bắt đầu, họ được trang điểm, mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ như phụ nữ Ảnh Ngọc Thắng
Việc trang điểm được thực hiện rất công phu, tỉ mẩn Ảnh Ngọc Thắng
Những thành viên có kinh nghiệm trong đội múa tự trang điểm cho nhau Ảnh Ngọc Thắng
Lễ hội mở đầu với màn rước kiệu. Một chiếc kiệu không sẽ được rước tới đình làng để đón tượng thành hoàng làng - Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng Ảnh Ngọc Thắng
Việc rước kiệu là nội dung chính của lễ hội nên các thành viên đội rước cũng được trang phục rất kỹ Ảnh Ngọc Thắng
Tham gia đoàn rước là các cụ cao niên trong làng. Màu sắc áo của các cụ cũng được phân biệt theo độ tuổi Ảnh Ngọc Thắng
Sau khi kiệu được rước đến đình chính của làng, các cụ bô lão sẽ làm lễ đưa tượng đặt lên kiệu để rước xung quanh làng Ảnh Ngọc Thắng
Khi chiếc kiệu được đưa ra ngoài cũng là lúc các điệu múa bắt đầu Ảnh Ngọc Thắng
Các trai thanh chia thành từng cặp để múa với nhau. Các động tác múa mô phỏng đời sống nông nghiệp của cư dân xưa, điệu múa cổ này vừa là nghi lễ, vừa là thú vui Ảnh Ngọc Thắng
Ngoài các động tác múa, các trai thanh nhập vai còn phải miệng cười, mắt lúng liếng để thu hút sự chú ý của người xem Ảnh Ngọc Thắng
Mặc dù lễ hội diễn ra hàng năm nhưng điệu múa "Con đĩ đánh bồng" vẫn được người dân và du khách rất thích thú Ảnh Ngọc Thắng
Điệu múa sẽ kéo dài trong nhiều giờ cho tới khi phần rước kiệu kết thúc Ảnh Ngọc Thắng
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.