Ung thư truyền nhiễm ở động vật

13/01/2016 08:24 GMT+7

Giới khoa học lần lượt ghi nhận 2 dạng ung thư có thể lây lan ở cộng đồng loài thú có túi mang tên Quỷ Tasmania, đe dọa sự tồn tại của giống loài.

Giới khoa học lần lượt ghi nhận 2 dạng ung thư có thể lây lan ở cộng đồng loài thú có túi mang tên Quỷ Tasmania, đe dọa sự tồn tại của giống loài.

Đã có vắc xin ngừa ung thư DFTD cho Quỷ Tasmania - Ảnh: DPIPWEĐã có vắc xin ngừa ung thư DFTD cho Quỷ Tasmania - Ảnh: DPIPWE
Quỷ Tasmania có lẽ là sinh vật vô cùng kém may mắn. Đầu tiên, từ năm 1996, cộng đồng của chúng gần như bị diệt sạch sau khi một dạng ung thư lây lan được đã truyền từ con này sang con khác bằng cách cắn vào mặt. Giờ đây, giới khoa học đã xác định một dạng ung thư thứ hai cũng lây lan tương tự dòng ung thư đầu tiên. Phát hiện này cho thấy ung thư truyền nhiễm, dù khá hiếm trong tự nhiên, thật ra có thể xuất hiện phổ biến hơn ta vẫn nghĩ, theo báo cáo đăng trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences.
Theo đồng tác giả là chuyên gia nghiên cứu miễn dịch Greg Woods của Đại học Tasmania (Úc), bệnh khối u mặt của quỷ (DFTD) đã được ghi nhận lần đầu tiên cách đây 30 năm ở vùng đông bắc Tasmania. Trong lúc lây lan khắp đảo, nó thổi bay hơn 80% số thú có túi và đẩy loài này vào danh sách các loài bị đe dọa của Liên minh Quốc tế về bảo tồn tự nhiên. Với hàm răng có thể táp vào tận xương, Quỷ Tasmania khét tiếng với thói quen hay cắn vào mặt nhau trong giai đoạn giao phối và kiếm ăn. Căn bệnh này lây lan khi các tế bào ung thư từ cá nhân nhiễm bệnh xâm nhập vào vết thương trên con vật bị cắn. Một cá thể khỏe mạnh cũng có thể bị nhiễm bệnh nếu cắn phải khối u của cá nhân mắc bệnh. Một khi các khối u lan khắp mặt và miệng, con vật có thể chết đói trong vòng vài tháng.
Các chuyên gia của Đại học Tasmania cho rằng họ đang phải đối mặt với DFTD vào năm 2014 và 2015 khi tiếp nhận các trường hợp nhiễm bệnh ở vùng D’Entrecasteux Channel, một bán đảo nhỏ ở hướng đông nam của Tasmania. Nhìn bên ngoài, chẳng có gì khác biệt giữa các khối u, từ những đốm nhỏ trên miệng hoặc da đến các khối u khiến khuôn mặt bị biến dạng. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn khác biệt dưới lăng kính hiển vi. Kết quả phân tích gien di truyền cho thấy một dạng khối u mới mang theo nhiễm sắc thể giới tính Y, có nghĩa nó phải xuất phát từ con đực, trong khi DFTD bắt nguồn từ con cái. Được gọi là DFT2, dạng ung thư mới chỉ được phát hiện ở 8 cá thể, gồm 7 con đực và 1 con cái. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ về xuất xứ cũng như mức độ lây lan của nó.
Để một dạng ung thư có thể lây lan, nó cần có một cơ chế cũng như cách thức bám trụ nhằm tồn tại trên vật chủ mới.
Ở loài Quỷ Tasmania, không may là ung thư tìm được điều kiện cần và đủ để truyền nhiễm. Theo đó, các tế bào khối u mọc trên mặt, nên khi các cá thể cắn vào mặt nhau, những tế bào ung thư này lập tức cắm rễ xuống vị trí ưa thích. Do tình trạng cô lập và trở thành đối tượng bị săn bắn ráo riết vào thời di dân châu Âu đến Úc, Quỷ Tasmania bị thu hẹp thành một cộng đồng nhỏ và thiếu hẳn sự đa dạng về mặt di truyền để có thể giúp chúng tồn tại mỗi khi xuất hiện dịch bệnh.
Bên cạnh các khối u đang tàn phá cộng đồng Quỷ Tasmania, những dạng ung thư truyền nhiễm từng được biết đến ở động vật là khối u truyền qua răng nanh và ung thư lây nhiễm qua hàu thân mềm. Tất cả những dạng bệnh tật này đều xuất phát từ một cá thể “động vật ban đầu”, sở hữu các tế bào trở nên ung thư hóa và tìm cách nhảy từ cá nhân này sang cá nhân khác để sinh tồn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.