• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Đừng để “no dồn đói góp”!

07/08/2015 04:28 GMT+7

Trong đời sống của mỗi người, có lẽ ai cũng đã có lúc ăn nhiều một bữa hay nhịn ăn bỏ bữa, việc ăn uống thất thường chỉ diễn ra ít lần trong cuộc đời sẽ không gây ảnh hưởng nhiều bởi năng lượng thức ăn đưa vào không đủ bù cho năng lượng đã tiêu hao, song cơ thể có thể tự điều chỉnh. Tuy nhiên về lâu dài nếu cứ liên tục sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Trần Lệ Thủy

 

4365236

 

Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau

Hải thượng Lãn Ông từ xa xưa đã có câu đúc kết trên để khuyên con người chỉ nên ăn vừa đủ. Ăn vừa đủ, không nhiều quá cũng không ít quá, ăn đến sắp no thì ngừng. Ðiều này nếu chú ý ai cũng có thể thực hiện được. Theo BS Trần Kiều Miên - Phó Chủ tịch Hội Tiêu hóa TP.HCM thì trong một bữa ăn chúng ta ăn đủ cả chất bột, rau quả, thịt nhằm cung cấp cho cơ thể đủ các chất glucid, lipid, protid, các vitamin, muối khoáng và các chất vi lượng; và khi đã có cảm giác no thì ngừng ăn. Tuy nhiên đa phần mọi người bao giờ cảm thấy ngon miệng cũng ăn cố, và hậu quả bao tử là nơi đầu tiên phải gánh chịu. Ăn no khiến cho bao tử bị căng phồng, nhu động chậm lại, dịch tiêu hóa tiết không đủ khiến thức ăn không thể tiêu hóa hết. Nguy hiểm hơn, lượng thức ăn còn thừa có thể bị phân hủy thành độc tố và làm hỏng bao tử, tá tràng, thành ruột, gây sưng phồng ruột, suy giảm chức năng ruột... Đồng thời, việc ăn quá no sẽ khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc “quá tải”, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như khó tiêu, đau dạ dày, viêm loét dạ dày… Vì vậy, nếu đã “lỡ” thưởng thức một bữa ăn quá no nê, bạn hãy dùng một ít trái cây để tráng miệng. Các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa như táo, kiwi, anh đào…có thể giúp bạn hạn chế những những tác hại do những chất oxy hóa gây ra sau bữa ăn.

 

causes-stomach-pain-bloating 35eb4efdfe0a85ba

 

Đe dọa sức khỏe tim mạch

Khi chúng ta ăn quá no, cholesterol tích tụ ở thành động mạch sẽ khiến cho động mạch xơ cứng nhanh, ảnh hưởng xấu tới động mạch vành. Nếu sau khi ăn thấy đau tim co thắt thì càng phải chú ý. Giải pháp lúc này là hãy nghĩ tới 1 ly rượu vang, nho... Chất chống oxy hóa trong rượu đỏ có thể làm giảm tác hại xấu từ những thực phẩm giàu chất béo, làm tăng nguy cơ bệnh tim. Bạn có thể dùng rượu đỏ để chế biến thức ăn hoặc uống một ly rượu sau bữa tối.

 

shutterstock 243071410-6658fkaokr66dvazxfovz8im0lq97tp4j2kvv2yiqje

 

 Việc để cơ thể nạp một lúc nhiều chất dinh dưỡng, quá lượng cần thiết nhu cầu của cơ thể thì khối mô tế bào sẽ tăng lên, glucid thừa sẽ chuyển thành acid béo, một số amin để dự trữ, nếu số amin để dự trữ quá mức thì dẫn đến béo phì. Nói một cách dễ hiểu hơn là sự tích tụ các chất dinh dưỡng dư thừa trong cơ thể sẽ dẫn đến hậu quả là bệnh béo phì và một loạt các bệnh khác liên quan. Ngoài ra ăn quá nhiều sẽ làm cho não không đáp ứng kịp, đẩy nhanh sự lão hóa của não, gây ra tình trạng “lờ đờ”. Sau khi ăn xong, hệ thống tiêu hóa vẫn liên tục làm việc, gây ra mệt mỏi và buồn ngủ.

 

Nhịn ăn quá đói gây ra nhiều bệnh

Điểm tương đồng ở 2 việc ăn quá no và nhịn quá đói đều gây ra bệnh bao tử và béo phì. Nhịn đói bỏ bữa là việc làm không tốt cho sức khỏe và trực tiếp làm suy giảm khả năng tự bảo vệ của bao tử. Vì khi bao tử tiết ra axit clohydric và dịch vị thì phải có thức ăn để thấm hết lượng axit clohydric và dịch vị này để làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra bình thường.

cardiovascular-risk

 

 Nếu bạn thường xuyên nhịn ăn, bỏ bữa, lượng axit clohydric và dịch vị không có thức ăn để thấm đi sẽ làm cho lớp nhầy ở mặt trong bao tử (có tác dụng bảo vệ bao tử chống lại sự phá hủy của axit clohydric và dịch vị) sẽ bị bào mòn và mất đi. Tại những vùng lớp nhầy bị mất đi thì axit clohydric và dịch vị sẽ phá hủy tổ chức bề mặt trong của niêm mạc bao tử gây viêm niêm mạc bao tử. Béo phì là hậu quả trực tiếp thứ hai của việc ăn no đồn đói góp này. Khi bạn để bụng đói, sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, ruột cồn cào khiến bụng bị đau và để chiều chuộng bản thân, chuyện đầu tiên bạn nghĩ đến là “ăn”. Vì đói, bạn sẽ ăn rất nhiều, đây là nguyên nhân gây tăng cân béo phì - hậu quả thật tác hại.

 

Coi chừng mắc chứng nghiện ăn

url

 

Có nhiều người sau một thời gian dài nhịn ăn thì đã bị mắc chứng nghiện ăn. Họ sẽ liên tục ăn ngay cả khi không cảm thấy đói. Các loại kẹo bánh và đồ ăn vặt chính là tác nhân gây ra những chiếc răng sâu. Ngoài ra, còn một tác nhân vô cùng nguy hiểm khác là axít có trong thức ăn mà bạn nôn ra. Có nhiều người vì quá ân hận sau khi ăn quá nhiều đã chọn giải pháp nôn ra để khỏi cắn rứt nhưng họ lại không biết rằng những axít trong thức ăn mà họ nôn ra sẽ làm hại chân răng và gây hôi miệng.

 

Nhịn đói có thể gây rụng tóc

Việc bổ sung protein và chất béo không có thể được cung cấp đầy đủ, có thể làm tổn thương tóc. Thậm chí có thể được gây ra rụng tóc vì thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt. Với phụ nữ, quá trình tạo ra estrogen trong cơ thể nữ với trọng lượng nhẹ sẽ thiếu. Tiếp theo, sự tích hợp của canxi và xương sẽ bị ảnh hưởng gây ra loãng xương. Ngoài ra, để cơ thể quá đói cũng dễ dàng bị đầy hơi, khó chịu và gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như thận, gan và đại tràng. Sự hấp thụ không đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng có thể gây ra việc bổ sung đầy đủ các chất hemopoietic như acid sắt folic, vitamin B12. Đồng thời, tỷ lệ trao đổi chất cơ bản cũng có thể được giảm ảnh hưởng đến sự hoạt động của dạ dày và đường ruột và giảm sự tiết dịch dạ dày. Tất cả những kết quả này có thể gây ra bệnh thiếu máu.

 

MÁCH BẠN!

Những người kiêng ăn không hoàn toàn để chữa hoặc phòng béo nếu nhịn quá mức dễ có trạng thái hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng, có người thấy tối sầm, có thể ngất xỉu. Cách phòng các chứng này thường như sau: Không đứng dậy đột ngột mà đứng từ từ, nếu thấy hoa mắt, chóng mặt thì nhắm ngay mắt lại, vịn vào một điểm cố định, chờ một lúc mở mắt ra và hoạt động bình thường. Chớ nên vẫn mở mắt tiếp tục đi vì có thể dẫn đến tối xầm và ngất xỉu. Nếu bệnh nhân ngất xỉu thì cho nằm đầu thấp, uống nước đường nóng. Ngoài ra, cũng có thể ngậm kẹo ngay sẽ tránh được trạng thái hoa mắt, chóng mặt.

 

 

Top
Top