'Đừng thỏa mãn với công nghệ, phương pháp hiện có'

08/04/2016 14:13 GMT+7

Đó là chia sẻ của bạn Nguyễn Đình Luận, sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM tại Diễn đàn khoa học sinh viên quốc tế (ISSF) 2016.

Đó là chia sẻ của bạn Nguyễn Đình Luận, sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM tại Diễn đàn khoa học sinh viên quốc tế (ISSF) 2016.

Khai mạc Diễn đàn khoa học sinh viên quốc tế (ISSF) 2016 - Ảnh: Lê ThanhKhai mạc Diễn đàn khoa học sinh viên quốc tế (ISSF) 2016 - Ảnh: Lê Thanh
Ngày 7.4, tại TP.HCM, Hội Sinh viên TP.HCM phối hợp với ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức khai mạc Diễn đàn khoa học sinh viên quốc tế (ISSF) 2016, với chủ đề “Sinh viên hội nhập”
Phó bí thư Thường trực Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên TP.HCM Lâm Đình Thắng cho biết: “Đây là lần đầu tiên 2 đơn vị phối hợp tổ chức một diễn đàn sinh viên mang tầm vóc quốc tế để sinh viên có dịp giao lưu, cùng nhau đưa ra những ý tưởng để giải quyết một số vấn đề mang tính khu vực, thậm chí là thế giới”.
Diễn đàn, với sự tham gia của 100 sinh viên ưu tú một số trường đại học tại VN và các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.


Diễn đàn khoa học sinh viên quốc tế (ISSF) 2016, diễn ra từ nay đến 10.4. Ngoài các phiên thảo luận, sinh viên đến giao lưu với sinh viên một số trường ĐH, tham quan những công trình trọng điểm, các trung tâm khoa học công nghệ và di tích lịch sử tại TP.HCM.


Chiều cùng ngày, 100 sinh viên chia làm 4 nhóm để thảo luận về 4 chủ đề gồm: khởi nghiệp, việc làm; sáng tạo và công trình nghiên cứu khoa học; hoạt động tình nguyện; biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Ở nhóm thảo luận về vấn đề sáng tạo và công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng có sự tranh luận sôi nổi.
Bạn Nguyễn Đình Luận, sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM chia sẻ về cách tiến hành nghiên cứu khoa học hiệu quả đối với sinh viên.
Sinh viên giao lưu với GS-TS Dương Nguyên Vũ (bên phải), Viện trưởng Viện John von Neumann thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM) tại phiên thảo luận về vấn đề khởi nghiệp và việc làm
Sinh viên giao lưu với GS-TS Dương Nguyên Vũ (bên phải), Viện trưởng Viện John von Neumann thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM) tại phiên thảo luận về vấn đề khởi nghiệp và việc làm
Theo Luận, để có được nghiên cứu hiệu quả thì cần tiến hành theo những bước sau: đặt câu hỏi, tìm kiếm những công trình liên quan, thiết lập giả thuyết cho câu hỏi đặt ra, kiểm tra giả thuyết bằng cách tiến hành thí nghiệm, phân tích kết quả thu được và rút ra kết luận, công bố kết quả.
“Để đặt câu hỏi thì cần phải thường xuyên quan sát và nhận xét. Nếu sinh viên luôn thỏa mãn và hài lòng với những công nghệ cũng như phương pháp hiện có thì không thể tiến hành nghiên cứu được. Chỉ những sinh viên nhận ra được những nhược điểm của các phương pháp hiện nay thì mới có thể có được nghiên cứu hiệu quả”, Luận đúc kết. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.