
Bạo lực học đường đã đến mức nguy hiểm
Ngày 9.4, hội thảo chuyên đề Phòng, chống bạo lực trong nhà trường do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức đã đưa ra những biện pháp nhằm giải quyết hiện tượng bạo lực trong học sinh.
Ngày 9.4, hội thảo chuyên đề Phòng, chống bạo lực trong nhà trường do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức đã đưa ra những biện pháp nhằm giải quyết hiện tượng bạo lực trong học sinh.
* Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy
Ông Nguyễn Vinh Hiển (ảnh), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã có cuộc trao đổi với PV Thanh Niên xung quanh việc trang bị kỹ năng sống cho học sinh nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.
Gần đây, số vụ bạo lực học đường diễn ra dày đặc, khiến phụ huynh lo lắng cho sự an toàn của con em mình. Tuy nhiên, cả phụ huynh và nhà trường lại không thể có biện pháp tối ưu bảo vệ học sinh bị hại. Nghe đọc bài
Chuyện nữ sinh bị đánh hội đồng ngay trong và ngoài lớp học bởi các bạn nữ sinh cùng lớp đã thành chuyện thường ngày trong các trường khắp cả nước, nhưng tập trung hơn ở các thành phố lớn. Cách hành xử bạo lực theo kiểu "đại ca", "đại tỷ" ấy hao hao như cách hành xử trong nhà… tù.
Liên quan đến bài viết Nữ học sinh bị đánh hội đồng (đăng trên Báo Thanh Niên trong hai ngày 31.3 và 1.4), chiều qua 1.4, ông Triệu Tuấn - Trưởng phòng GD-ĐT Q.8, TP.HCM cho biết: “Hai học sinh tham gia vụ đánh nhau khiến em Thảo phải vào bệnh viện đã bị tạm đình chỉ học tập kể từ hôm nay (1.4) cho đến khi công an có kết luận cuối cùng. Sau đó nhà trường sẽ đưa ra hội đồng kỷ luật để xét và công bố mức kỷ luật cụ thể. Nếu vi phạm liên tiếp có thể sẽ bị buộc thôi học”.
Một ngày sau khi bị các nữ học sinh đánh hội đồng ngay trong lớp học, Võ Thị Thanh Thảo - HS lớp 8A3 trường THCS Lê Lai, Q.8 TP.HCM đã kể lại việc mình bị đánh.
Đoạn video clip có độ dài hơn 2 phút, quay cảnh một nữ sinh bị một nữ sinh khác đánh ngay tại lớp học. Mức độ tàn nhẫn của cuộc “tra tấn” này gấp nhiều lần clip quay cảnh nữ sinh trường PTTH Trần Nhân Tông bị đánh trước đó. Nữ sinh nhỏ con liên tục bị một nữ sinh to cao đấm, tát, đá, đạp cật lực vào người.
Chiều qua, trước cổng trường PTTH Phan Bội Châu, TP Pleiku (Gia Lai), nhiều người đi đường rất bất bình khi chứng kiến một học sinh nữ bị nhiều học sinh khác đánh hội đồng, sau đó bị kéo lên một chiếc xe máy chở đi đâu không rõ.
Trưa ngày 17.3, ông Trần Thanh Sơn, Hiệu trưởng trường THPT Trần Nhân Tông đã có thông báo về mức độ kỷ luật những học sinh của trường có liên quan đến clip nữ sinh đánh hội đồng.
(TNO) Ngay sau cuộc họp hội đồng kỷ luật để xem xét mức độ sai phạm của các học sinh (HS), trưa 17.3, ông Trần Thanh Sơn, Hiệu trưởng trường THPT Trần Nhân Tông, cho biết: các HS có liên quan đều phải chịu kỷ luật nhưng các "án" này đều có hướng mở để HS có cơ hội sửa chữa.
Hôm nay, trường THPT Trần Nhân Tông sẽ họp hội đồng kỷ luật để kiểm điểm và đề xuất mức kỷ luật đối với từng cá nhân có liên quan.
Hôm qua 15.3, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC 14), Công an TP Hà Nội đã công bố kết quả điều tra, xác định danh tính những học sinh có mặt trong video clip nữ sinh bị đánh hội đồng.
Loạt bài Bùng phát bạo lực học đường đăng trên Thanh Niên ngày 13 và 14.3 nhận được rất nhiều ý kiến bức xúc từ phía các bậc phụ huynh và chính các bạn HS-SV.
Sáng qua, Công an thành phố Hà Nội đã xác định được hai trong số các học sinh có mặt trong clip nữ sinh bị đánh, là học sinh của trường THPT Trần Nhân Tông.
Hiện tượng học sinh nữ đánh nhau ngày càng phổ biến, đặc biệt là thái độ vô cảm, thờ ơ của những người chứng kiến khiến dư luận đang dấy lên một làn sóng bất bình. Các chuyên gia tâm lý, giáo dục đã “mổ xẻ” hiện tượng này ra sao? >> Bùng phát bạo lực học đường: Đừng thờ ơ với cái xấu! >> Clip nữ sinh bị đánh: Đã xác định được hai “nhân vật” ngồi xem
Chỉ vài tháng trở lại đây, có ít nhất 5 video clip quay cảnh nữ sinh đánh nhau được tung lên mạng. Ngoài mức độ tàn nhẫn trong hành vi bạo lực, điều khiến dư luận lo ngại hơn cả chính là thái độ thờ ơ của những người đứng xem, mà hầu hết là học sinh.