
Quốc hội thông qua Nghị quyết mở rộng Hà Nội
Chiều 29.5, với số phiếu đồng thuận rất cao 92,9%, Quốc hội (QH) đã quyết định một việc hệ trọng, mang ý nghĩa lịch sử trọng đại là mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội.
Chiều 29.5, với số phiếu đồng thuận rất cao 92,9%, Quốc hội (QH) đã quyết định một việc hệ trọng, mang ý nghĩa lịch sử trọng đại là mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội.
17h ngày 29.5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội với 92,9% số đại biểu tán thành. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1.8.2008. Như vậy, Quốc hội đã tán thành phương án 1 mà Chính phủ đã trình về mở rộng địa giới hành chính của thành phố Hà Nội.
Hôm qua, Quốc hội chưa biểu quyết vấn đề mở rộng Hà Nội như dự kiến ban đầu.
(TNO) Mở đầu phiên thảo luận tại hội trường sáng nay (22.5), Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thông báo Quốc hội sẽ chưa biểu quyết thông qua Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội vào buổi chiều nay như kế hoạch. Giải thích của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, cần có thêm thời gian để Chính phủ giải trình những ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội từ 2 phiên thảo luận tại tổ (ngày 14.5) và tại hội trường (ngày 19.5) trước đó.
(TNO) “Đồng ý chủ trương mở rộng Hà Nội nhưng phải cân nhắc thời điểm và quy trình làm”, đó là ý kiến của phần lớn đại biểu (ĐB) Quốc hội trong phiên thảo luận sáng nay tại các tổ đại biểu Quốc hội xung quanh nội dung điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội.
Ngày 25.4, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị góp ý kiến vào phương án mở rộng địa giới hành chính, định hướng quy hoạch thủ đô mở rộng. Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim chủ trì hội nghị (ảnh).
Bộ mặt Hà Nội hiện nay giống như chiếc áo vá chằng vá đụp, nham nhở và thiếu thẩm mỹ. Khi mở rộng gấp 3 lần, gương mặt đô thị tương lai sẽ ra sao?
Những đồn đoán về các dự án đang triển khai, hoặc đang đền bù giải tỏa... trong vùng Hà Nội mở rộng sẽ dừng lại để chờ về Hà Nội được hưởng các chính sách cao hơn là không chính xác.
Khác với dự đoán của nhiều người, thông tin công khai Hà Tây được đề nghị sáp nhập với Hà Nội đã không làm cho giá đất tại khu vực giáp ranh tiếp tục đà sốt nóng như cuối năm ngoái.
Ngày 6.3, Bộ Xây dựng đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch Vùng thủ đô tập trung vào việc đánh giá tổng hợp thực trạng, ưu thế, nguồn lực, xác định qui mô phát triển vùng, cơ cấu kinh tế - xã hội, dân số, lao động và vấn đề đô thị hóa.
Mặc dù đồ án quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội mới chỉ được Bộ Xây dựng đưa ra lấy ý kiến các chuyên gia trong và ngoài nước, nhưng thị trường bất động sản tại các khu vực nằm trong phạm vi nghiên cứu (Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Hòa Bình) đã và đang có sức hút hấp dẫn các nhà đầu tư.