Tìm thấy mảnh lục địa cổ đại mất tích

25/02/2014 13:50 GMT+7

(TNO) Đất đai trên bề mặt địa cầu từng hợp nhất dưới dạng siêu lục địa Rodinia, và giờ đây giới chuyên gia cho rằng đã tìm được mảnh còn lại của nó bị chôn vùi dưới Ấn Độ Dương.

Tìm thấy mảnh lục địa cổ đại bị mất tích
Mauritia được cho là dải đất nối liền Ấn Độ và Madagascar - Ảnh: Trond Torsvik

Cho đến cách nay khảng 750 triệu năm trước, Trái đất chỉ có duy nhất siêu lục địa khổng lồ gọi là Rodinia.

Và dù hiện cách nhau một đại dương rộng hàng trăm km, Ấn Độ từng nằm kế bên Madagascar.

Mới đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Oslo (Na Uy) vừa tìm được chứng cứ cho thấy có một mảnh đất được cho là tiểu lục địa từng kết nối Ấn Độ - Madagascar.

Dải đất trên, được gọi là Mauritia, bị chia nhỏ theo thời gian và cuối cùng biến mất dưới sóng biển đại dương khi thế giới hiện đại tượng hình, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Geoscience.

Giáo sư Trond Torsvik cho biết đã tìm thấy zircon trong cát trên bờ biển đảo quốc Mauritius, và kết quả phân tích đồng vị cho thấy chúng có niên đại từ 1.970 đến 600 triệu năm trước.

Nhóm chuyên gia kết luận chúng là tàn tích của một dạng đất cổ đại đã bị kéo lên bề mặt Trái đất trong quá trình núi lửa phun.

Họ cho rằng những mảnh còn lại của Mauritia có thể được tìm thấy ở độ sâu 10 km bên dưới Mauritius và Ấn Độ Dương.

Hạo Nhiên

>> Hóa thạch lâu đời nhất trên siêu lục địa Gondwana
>> Tìm thấy chứng cứ thực vật thời siêu lục địa
>> Viễn cảnh siêu lục địa Mỹ - Á
>> Bí mật về siêu lục địa cổ đại
>> Viễn cảnh lục địa Âu - Mỹ đụng độ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.