Festival Nghề truyền thống Huế 2009: Nhiều chương trình hấp dẫn

11/06/2009 16:07 GMT+7

(TNO) Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 3 năm 2009, chính thức diễn ra từ ngày 12 đến 14.6, nhằm tôn vinh, quảng bá và trình diễn 3 nghề: gốm sứ, sơn mài và pháp lam, quy tụ hàng trăm nghệ nhân với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật hấp dẫn.

Trình diễn tuyệt tác nghề

Hoạt động chính của festival là cuộc trình diễn của các nghệ nhân có bàn tay vàng và những nhà nghiên cứu khoa học trẻ đã nổ lực làm hồi sinh 3 nghề gốm sứ, sơn mài và pháp lam diễn ra tại không gian tôn vinh nghệ nhân và làng nghề trên đường phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, TP Huế.

Có khoảng 150 nghệ nhân đến từ 15 làng nghề truyền thống nổi tiếng (Bát Tràng, Chu Đậu, Thổ Hà, Hạ Thái, Phù Lãng, Cát Đằng, Thanh Hà, Châu Ổ, La Tháp, Bàu Trúc, Gọ, Tương Bình Hiệp, Thuận An, Thủ Dầu Một, Phước Tích và pháp lam Huế...) sẽ trưng bày sản phẩm, trình diễn nghề, giới thiệu kỹ thuật và các công đoạn sản xuất để công chúng thưởng ngoạn.

Đặc biệt, người xem và du khách có thể tham gia vào các khâu sản xuất, tự sáng tạo cho mình những sản phẩm theo sở thích.

Trong khuôn khổ Festival, từ ngày 10-14.6, tại Công viên Thương bạc Huế, diễn ra Hội chợ triển lãm Làng nghề VN và Hội thi sản phẩm thủ công VN lần thứ VI, với quy mô 200 gian hàng trưng bày sản phẩm của các làng nghề, cơ sở sản xuất trong cả nước. Hội chơ do Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức.

Hội tụ cổ vật

Ban tổ chức cho biết, trong khuôn khổ festival, từ ngày 10-14.6, tại TP Huế sẽ diễn ra nhiểu cuộc triển lãm lớn, như: Dặm dài đất nước qua các cổ vật hội tụ hơn 30 nhà sưu tập đồ cổ khắp cả nước với gần 500 hiện vật quý hiếm qua nhiều niên đại, tiêu biểu cho các dòng gốm sứ VN như Sa Huỳnh, Đông Sơn, Gò Sành, Quảng Đức, Óc Eo, Cây Mai... (khai mạc ngày 12.6 tại Trung tâm trưng bày thủ công mỹ nghệ Huế vừa được xây dựng hoàn thành tại 15 Lê Lợi, TP Huế).

Bộ sưu tập Đồ sứ ký kiểu triều Nguyễn của nhà sưu tập và nghiên cứu Trần Đình Sơn với 110 hiện vật ký kiểu do triều Nguyễn đặt hàng tại các lò gốm sứ danh tiếng của Trung Quốc và châu u.

Bộ sưu tập Mỹ nghệ pháp lam thời Nguyễn với hơn 70 hiện vật pháp lam phục vụ việc thờ cúng, trang trí do Tượng cục pháp lam triều Nguyễn chế tác và hiện vật gốm sứ, cốt đồng trang trí men pháp lam của Trung Quốc, Nhật Bản và châu u của 3 nhà sưu tập Trần Đình Sơn, Trần Văn Hinh, Nguyễn Thị Tú Anh (trưng bày và khai mạc ngày 11.6, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu quán, 13 Lê Lợi, TP.Huế).

Bộ sưu tập Dòng sông kể chuyện với hàng trăm hiện vật thu lượm từ đáy những dòng sông Hương, sông Đồng Nai và nhiều dòng sông khác của các nhà sưu tập Hồ Tấn Phan (Huế) và Bảo tàng lịch sử TP.HCM cũng sẽ được triển lãm trong dịp này tại Trung tâm Festival Huế 19 Lê Lợi.

Ngoài ra còn có triển lãm Cổ vật cung đình với hàng trăm hiện vật gốm sứ, sơn mài và pháp lam còn lưu giữ trong Bảo tàng cổ vật cung đình Huế  được trưng bày triển lãm ở Tả Vu, Đại nội Huế; triển lãm gốm sứ của nhà sưu tập Gilles Fromonteil đến từ vùng Poitou Charentes Pháp tại nhà trưng bày số 4 Hoàng Hoa Thám, TP Huế...

Các chương trình nghệ thuật đặc sắc

Festival Nghề truyền thống Huế 2009, chọn trục không gian bờ nam sông Hương thơ mộng từ Đập Đá kéo dài lên dọc phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, bến đò Thừa Phủ và bia Quốc Học để tổ chức các sự kiện: Không gian tôn vinh nghề, khai mạc sáng 12.6, tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu với các hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm thuộc ba nhóm nghề gốm sứ, pháp lam và sơn mài.

Tại đây có khoảng 150 gian hàng sẽ trực tiếp giới thiệu các công đoạn chế tác, trình diễn nghề.

Tối 12.6, tại sân khấu Đập Đá, hậu phông là sông Hương, chợ Đông Ba và cầu Tràng Tiền thơ mộng, sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật Lời ru dòng sông, gắn với sự kiện 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba.

Ngoài ra, liên tục trong các ngày từ 12-14.6, tại đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, TP Huế, sẽ diễn ra hàng loạt các hoạt động văn hóa nghệ thuật và lễ hội cộng đồng, như: trình diễn m nhạc đường phố, Diều nghệ thuật Huế, tái hiện bến đò Thừa Phủ, hội thi và trình diễn Cờ người; đua thuyền trên sông Hương, liên hoan Rock sinh viên Huế; liên hoan Múa lân và Quảng diễn múa lân đường phố...

Đặc biệt, lần đầu tiên trong festival Nghề truyền thống sẽ có chương trình Ánh sáng trong bóng tối, dành cho trẻ em khiếm thị đến từ các trường chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu của Hà Nội, TP.HCM và Huế tham gia giao lưu, vẽ tranh, tô tượng, biểu diễn văn nghệ...

 
Chiếc khay đựng mứt pháp lam thời Nguyễn, được trưng bày trong Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế
 

Bức tranh sơn mài Hội ngày mùa của cố họa sĩ Đỗ Kỳ Hoàng, một trong 3 nghề được tôn vinh trong festival Nghề truyền thống Huế 2009

 

Thiếu nữ Huế duyên dáng với áo dài và nón lá trên cầu Tràng Tiền, trong festival Nghề truyền thống Huế 2007

Bài, ảnh: Bùi Ngọc Long

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.