5 điều các nhà làm game nên học hỏi ở Chủ tịch Nintendo Satoru Iwata

18/07/2015 10:50 GMT+7

Cố chủ tịch Nintendo Satoru Iwata có những phẩm chất lãnh đạo mà bất kỳ nhà làm game nào muốn thành công cũng phải học hỏi.

5 điều các nhà làm game nên học hỏi ở Chủ tịch Nintendo Satoru Iwata

(Ảnh: Nintendo)

Những ngày này, cả thế giới game vẫn còn đang tiếc thương sự ra đi của Chủ tịch kiêm CEO hãng Nintendo, ông Satoru Iwata.

Thành tựu mà Iwata để lại cho Nintendo nói riêng và làng game thế giới nói chung là không nhỏ. Với tư cách là lãnh đạo một tập đoàn game hàng đầu thế giới (từ năm 2002 cho đến khi qua đời), Iwata đã thể hiện nhiều phẩm chất của một CEO tài năng, là lá cờ đầu đưa Nintendo phát triển vượt bậc, và cũng là người đầu tiên dũng cảm nhận trách nhiệm khi công ty này lâm vào khó khăn.

5 điều các nhà làm game nên học hỏi ở Chủ tịch Nintendo Satoru Iwata

Iwata xuất hiện lần cuối cùng tại sự kiện của Nintendo trước thềm E3 2015, ông đã quá yếu do bệnh nặng nên đã dùng một con búp bê thay thế (Ảnh: Nintendo)

Satoru Iwata đã để lại rất nhiều bài học mà giới làm game đáng học hỏi, noi theo. Sau đây là 5 khía cạnh tiêu biểu:

1. Sẵn sàng chung tay cùng nhân viên

Trên danh thiếp, tôi là một chủ tịch tập đoàn. Trong tâm trí, tôi là một nhà phát triển game. Nhưng trong thâm tâm, tôi là một game thủ.” Iwata đã phát biểu như vậy trong một bài diễn văn năm 2005.

Dù là lãnh đạo của Nintendo, Iwata vẫn luôn đặt suy nghĩ của mình như là một nhà lập trình game (ông tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học máy tính), nhằm hiểu được tâm lý khách hàng, cũng như cập nhật những chuyển biến của giới làm game. Khi cần thiết, Iwata sẵn sàng xắn tay áo để làm việc chung với các nhân viên lập trình của mình:

5 điều các nhà làm game nên học hỏi ở Chủ tịch Nintendo Satoru Iwata

“Thật không thể tin nổi, đích thân CEO đã sửa code cho game Smash Bros Melee để nó phát hành kịp thời.
Trong khi đó ông còn có thể đưa ra chiến lược kinh doanh khôn ngoan nữa”.

Thời trẻ, Iwata cũng tràn đầy tinh thần khởi nghiệp mà các doanh nghiệp start-up ngày nay nên học hỏi.

Khi tốt nghiệp đại học năm 1980, tôi là trường hợp cá biệt khi đầu quân vào một công ty nhỏ tí. Lúc đó tôi là nhân viên thứ 5 của HAL Laboratory. Chúng tôi bắt đầu tự thiết kế game, ngày nào cũng làm việc đến nửa đêm. Khi tôi nói với bố sự lựa chọn của mình, phải nói là, lúc đó không hề là khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình tôi”.

HAL Laboratory sau này đã tạo nên nhiều tựa game đỉnh cao cho các hệ máy Nintendo, bao gồm Kirby và Super Smash Bros.

2. Nhìn ra được xu thế mới

Rất lâu trước thời kỳ smartphone, Iwata đã cảm thấy mọi người cần những tựa game đỉnh cao trên các hệ máy cầm tay. Cuối năm 2004, chỉ 2 năm sau khi ông rời vị trí lập trình để trở thành lãnh đạo Nintendo, hãng giới thiệu “siêu phẩm” Nintendo DS.

Dĩ nhiên, từ lâu Nintendo đã là ông lớn trong ngành game di động, với “huyền thoại” Gameboy ra mắt năm 1989, trước cả thời người ta bắt đầu làm quen với những chiếc điện thoại di động “cục gạch”.

5 điều các nhà làm game nên học hỏi ở Chủ tịch Nintendo Satoru Iwata

(Ảnh: Nintendo)

Sau những bước trầy trật ban đầu, chiếc máy DS cuối cùng đã thành công vang dội, khi nắm bắt được xu hướng khiến chúng ta mê mẩn những chiếc smartphone hiện nay: chơi game bằng cảm ứng và có tính năng nối mạng.

Dòng máy DS chỉ bắt đầu thuyên giảm sức ảnh hưởng khi có sự tấn công mạnh mẽ từ các nền tảng di động tiên tiến hơn, dẫn đầu bởi iPhone và “binh đoàn” Android. Một phần của lý do này là Nintendo đã chậm chân trong việc nắm bắt xu hướng chơi game trên smartphone, và Iwata đã tiên phong nhận trách nhiệm (sẽ đề cập trong điều thứ 5 bên dưới).

3. Giao tiếp trực tiếp cùng khách hàng

Các tập đoàn lớn thường hay dựng những hàng rào vô hình với người dùng cuối, khi nói về khía cạnh tương tác trực tiếp. Điều này lại càng đúng với các doanh nghiệp Nhật Bản, vốn ảnh hưởng từ văn hóa bảo thủ cao. Nhưng Iwata thì không như vậy. Ông rất thích nói chuyện trực tiếp với khách hàng (ở đây là các game thủ), và thậm chí còn lập ra blog riêng mang tên Iwata Asks để phục vụ việc này.

5 điều các nhà làm game nên học hỏi ở Chủ tịch Nintendo Satoru Iwata

(Ảnh: Kotaku)

Không lựa chọn kiểu dùng Twitter đăng tải các câu nói (chắc chắn có qua bước kiểm duyệt của bộ phận PR) như các lãnh đạo công ty phương Tây, hay phong thái hơi bình dân quá mức “theo kiểu mạng xã hội” như CEO Xiaomi Lôi Quân, Iwata chọn cách nói chuyện trực tiếp (theo đúng nghĩa đen). Dĩ nhiên, những thứ gọi là “thông cáo báo chí” ông hoàn toàn không ngó ngàng tới.

Khi kiêm thêm chức CEO Nintendo chi nhánh Hoa Kỳ, Iwata cũng ngưng không thực hiện các bài diễn thuyết “độc thoại” tại E3 như các hãng game khác. Ông chọn hình thức họp báo video trực tuyến, quy mô nhỏ hơn nhưng trực quan hơn, gọi là Nintendo Direct. Nhờ đó, phong thái diễn thuyết của ông sinh động và hài hước hơn rất nhiều, mà những ảnh GIF dưới đây là minh chứng:

5 điều các nhà làm game nên học hỏi ở Chủ tịch Nintendo Satoru Iwata

5 điều các nhà làm game nên học hỏi ở Chủ tịch Nintendo Satoru Iwata

5 điều các nhà làm game nên học hỏi ở Chủ tịch Nintendo Satoru Iwata

5 điều các nhà làm game nên học hỏi ở Chủ tịch Nintendo Satoru Iwata

4. Tinh thần trách nhiệm: xung phong tự cắt giảm lương của mình

5 điều các nhà làm game nên học hỏi ở Chủ tịch Nintendo Satoru Iwata

(Ảnh: Nintendo)

Trong những năm gần đây, hãng Nintendo đang lâm vào khó khăn (chủ yếu do sự thất bại của hệ máy Wii U trước lực lượng hùng mạnh Xbox One và PS4, trong khi DS và 3DS đang thoái trào). Năm ngoái, CEO Iwata đã công bố tự giảm lương của chính mình đến 50%, như là cách chịu trách nhiệm về những kết quả tài chính tệ hại. Những lãnh đạo Nintendo khác, bị trừ lương từ 20 đến 30%.

Chuyện cắt giảm lương dĩ nhiên không thể là biện pháp để Nintendo đi lên, nhưng nó là tín hiệu cho thấy nhà lãnh đạo không chấp nhận thế thất bại.

5. Sẵn sàng thừa nhận thất bại

Hồi tháng 4, hãng Nintendo công bố sự hợp tác với ông trùm game di động Nhật DeNA. Mặc dù “quả ngọt” từ mối lương duyên này chưa xuất hiện, những các nhà quan sát cho rằng Nintendo đã sẵn sàng bước vào thị trường game dành cho smartphone.

5 điều các nhà làm game nên học hỏi ở Chủ tịch Nintendo Satoru Iwata

(Ảnh: Time)

Trong dịp đó, Satoru Iwata cũng đã công khai thừa nhận sai lầm của mình trong nhận thức về thời đại smartphone, và khẳng định ông đã sẵn sàng đưa những nhân vật huyền thoại của Nintendo (Mario, Link, Donkey Kong, Kirby…) lên điện thoại của tất cả mọi người.

Đáng tiếc, ông đã vội ra đi trước khi chứng kiến sự trỗi dậy của Nintendo. Rất hy vọng, những người còn ở lại sẽ tiếp tục kế thừa sự nghiệp này của Satoru Iwata, một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất của thế giới game.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.