Gigabyte Z490 Aorus Master – Bạn đồng hành lý tưởng của Intel Core i9-10900K

Tôn Bảo
Tôn Bảo
03/06/2020 14:46 GMT+7

Intel đã chính thức ra mắt dải sản phẩm vi xử lý thế hệ 10 vào 20/5 vừa qua, và cùng với đó là hàng loạt các bo mạch chủ từ các đối tác lâu năm. Gigabyte Z490 Aorus Master là một sản phẩm cao cấp, hứa hẹn đem lại nhiều trải nghiệm thú vị cho hệ thống chiến game mới nhất đến từ đội xanh.

Về mức giá, Gigabyte Z490 Aorus Master được xếp ngay bên dưới Z490 Aorus Xtreme – thuộc dòng cao cấp dành cho chuyên gia.

Đóng gói

Về tổng thể, hộp Gigabyte Z490 Aorus Master không khác nhiều so với các phiên bản trước đó. Vẫn là tông màu đen điểm xuyết bằng chú chim biểu tượng của hãng.

Bên trong hộp vẫn là những món đồ quen thuộc, đĩa cài đặt, hướng dẫn sử dụng, các nhãn dán và logo cứng của Aorus. Quan trọng nhất là bộ mô-đun WiFi đi kèm, có gắn nam châm để người dùng có thể hít lên thùng máy một cách thoải mái.

Bạn cũng sẽ thấy 4 cọng SATA III, 1 cảm biến tiếng ồn và 2 cảm biến nhiệt nếu bạn cần phải đo lường tiếng ồn và nhiệt độ, kèm theo 2 cáp RGB dành cho kết nối các phụ kiện RGB.

Thiết kế

Nhân vật chính, bo mạch chủ Z490 Aorus Master có ngoại hình khá giống với Z390 Aorus Master, và phần lớn bề mặt của thiết bị được bao phủ bởi các lớp kim loại cứng cáp tản nhiệt cho các linh kiện bên dưới như chipset, ổ cứng M.2... Phần bảo vệ cho khu vực I/O cũng được thiết kế mới, đem lại cảm giác chung rất sang trọng cho bo mạch chủ.

Không có quá nhiều nơi được tích hợp RGB trên Z490 Aorus Master. Dĩ nhiên, sẽ có người đòi hỏi nhiều hiệu không gian cho RGB hơn nữa, nhưng cũng sẽ có một số game thủ thích sự đơn giản, tinh gọn.

Toàn bộ các bộ phận quan trọng nhất của Z490 Aorus Master đều được bảo vệ và tản nhiệt. Đơn cử là các pha nguồn, tụ điện và chipset. Gigabyte đã trang bị cho bo mạch chủ tản nhiệt Fins-Array II mới, sử dụng các ống tản Direct Touch Heapipe II lớn 8mm, cải thiện khả năng tản nhiệt cho mosfet so với thế hệ trước.

Cũng giống như những bo mạch chủ cao cấp khác trong vài năm trở lại đây, Z490 Aorus Master cũng có 8 đầu cấp nguồn 8 pin cho CPU, đầu cắm nguồn 24 pin cho toàn bộ bo mạch chủ, các khe DIMM và PCIe được bọc thép ngầu. Với các vi xử lý Intel thế hệ 10, game thủ có thể trang bị cho Z490 Aorus Master tới 128GB dung lượng RAM (32GB mỗi khe).

Về giao diện bộ nhớ (RAM), Gigabyte quyết định lựa chọn thiết kế Daisy Chain cho Z490 Aorus Master thay vì T-Topology trên Z390 Aorus Master, qua đó đem lại khả năng ép xung tốt hơn cho RAM. Game thủ có thể nâng bus RAM trên Z490 Aorus Master lên 4600MHz (tùy điều kiện hệ thống) dễ dàng hơn trước.

Để bảo vệ cho bo mạch chủ khỏi bị “cong” khi gắn các linh kiện có trọng lượng lớn như tản nhiệt khí, nhiều VGA... Gigabyte đã trang bị cho Z490 Aorus Master một tấm thép “trợ lực” ở mặt sau. Tấm thép này vừa giữ cho bo mạch chủ được chắc chắn, vừa hoạt động như là một tản nhiệt cho các linh kiện ở mặt sau có tiếp xúc trực tiếp với tấm tản nhiệt.

Theo thông số từ Gigabyte, Z490 Aorus Master có thiết kế 14 pha nguồn, sử dụng các mosfet 90A và tụ điện Tantalum Polymer. Nếu là người thích “táy máy”, Z490 Aorus Master cũng có bảng báo lỗi Q-code và đèn LED để bạn dễ dàng nhận biết tình trạng của hệ thống hơn.

Về phần âm thanh, bo mạch chủ được trang bị các tụ Nichicon và WIMA, kết hợp với vi xử lý Realtek ALC1220 và DAC ESS SABRE, là hệ thống âm thanh được thiết kế dành cho những người chơi loa cao cấp. Nhìn chung, hệ thống âm thanh của sản phẩm đáp ứng được phần lớn các nhu cầu cơ bản của game thủ, như chơi game, nghe nhạc và xem phim.

Phần lưu trữ trên Z490 Aorus Master rất đa dạng, với 6 cổng SATA III và 3 khe M.2 cho các giải pháp lưu trữ M.2 (NVMe).  Gigabyte đã xác nhận bo mạch chủ hỗ trợ PCIe 4.0- trên các khe M.2 và 2 khe PCIe đầu tiên có thể hoạt động tương thích với các card PCIe 4.0 mở rộng cũng như card đồ họa. Và mặc dù bo mạch chủ hỗ trợ PCIe 4.0, nhưng có lẽ game thủ phải đợi đến tối thiểu là các vi xử lý thế hệ 11 mới có thể trải nghiệm được tốc độ này, bởi các vi xử lý Intel thế hệ 10 hiện tại vẫn chưa tương thích.

Là một bo mạch chủ coa cấp, số lượng cổng kết nối trên phần I/O của sản phẩm rất nhiều, đảm bảo đủ cho tất cả các nhu cầu kết nối với thiết bị ngoại vi. Việc di chuyển cổng kết nối WiFi lên trên cùng của bo I/O là rất hay, giúp cho phần linh kiện này không bị vướng với các cổng kết nối khác khi sử dụng. Và dường như chỉ có Gigabyte mới bố trí cổng WiFi dạng này cho bo mạch chủ cao cấp của mình. Ngoài ra, cũng cần nhắc đến nút xdoas CMOS và Q-Flash+ để cập nhật BIOS một cách nhanh chóng mà không cần CPU, RAM và VGA.

Trải nghiệm

Z490 Aorus Master được trang bị nhiều tính năng giúp bạn tối ưu hóa sức mạnh của các vi xử lý thế hệ 10 mạnh nhất của Intel, cùng các linh kiện cao cấp khác. Trong khoảng 2 tuần sử dụng với hệ thống bao gồm: vi xử lý Intel Core i9-10900K, tản nhiệt AIO ID-Cooling ZoomFlow 360X ARGB, RAM Kingston HyperX Fury 2x8GB 3200MHz, VGA Palit Geforce RTX 2070 8GB, nguồn Aerocool P7-750W Platinum và thùng máy Aerocool Nighthawk, hệ thống vận hành trơn tru, mượt mà, và có thể tự động ép xung lên 5,3GHz tương đối thoải mái.

Hệ thống kể trên hoạt động ổn định ở các mức nhiệt độ 4x khi Idle, 6x khi chơi game và khoảng 8x đến 90 trong trường hợp phải làm việc 100% công suất (nhiệt độ phòng ở Tp. HCM hiện tại khoảng 32 độ). Khi phải hoạt động liên tục ở cường độ 100% trong hơn 1 giờ đồng hồ, hệ thống có thể đạt 100 độ, nhưng không vượt qua mốc đó. Theo quan sát, vi xử lý Intel Core i9-10900K không bị giảm xung nhịp kể cả khi hoạt động ở mức nhiệt độ cao kể trên.

Cần nhắc một chút về bộ nguồn Aerocool P7-750W. Sản phẩm có thể “gánh” đẹp hệ thống kể trên với cường độ hoạt động 24/24 mà không gặp phải trở ngại nào. Với thiết kế dạng cáp mô-đun tháo rời, nguồn có thể được bố trí gọn gàng kèm theo thùng máy, đi dây đơn giản hơn. Đồng thời, cáp RGB đi kèm P7 cũng giúp game thủ kết hợp không chỉ với hệ thống RGB kèm theo Z490 Aorus Master mà còn với các linh kiện RGB bên ngoài khác, như các quạt đi kèm của ID-Cooling ZoomFlow 360X chẳng hạn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.