Lựa chọn bàn phím cơ – Khái niệm cơ bản về Switch

25/10/2018 12:00 GMT+7

Sau khi lựa chọn được kích thước sản phẩm mong muốn, tiếp theo bạn phải biết mình thích loại Switch nào. Mỗi một loại switch cơ trên bàn phím có âm thanh và cảm giác gõ cũng như hành trình phím khác nhau.

Đây là yếu tố quan trọng nhất của một bàn phím cơ, và cũng là lựa chọn cực kì khó khăn kể cả cho những người có nhiều kinh nghiệm. Đối với người mới chơi, cho dù bạn có trải nghiệm các dạng switch khác nhau ngay tại cửa hàng, cũng không thể đưa ra được quyết định chính xác ngay lập tức, bởi bàn phím là loại sản phẩm phải sử dụng trong thời gian dài mới biết được có phù hợp hay không, đặc biệt là đối với game thủ hoặc những người cần thao tác và soạn thảo nhiều. Mua sắm trực tuyến bàn phím cơ là việc làm nên hạn chế.

Hầu hết người dùng cơ bản đều mắc sai lầm là phân loại switch bàn phím theo màu (xanh, đỏ, nâu, đen). Thực tế là có 3 loại switch cơ bản, màu sắc chỉ cho người dùng biết được độ ồn của âm thanh phát ra khi gõ phím là như thế nào mà thôi.

Clicky

Nhẹ và chắc chắn, các switch clicky được khuyên dùng cho game thủ. Tên của switch – Clicky – mô tả âm thanh phát ra khi gõ phím.

Một trong những bàn phím clicky phổ biến và được biết đến nhiều nhất là Cherry MX Blue (xanh). Thực tế cho thấy Cherry được nhiều hãng sản xuất bàn phím tin dùng, như Razer, Asus, G.Skill...

Tactile

Các phím bấm sử dụng switch Tactile ít ồn hơn và thiên về cảm giác bấm. Khi nhấn phím sử dụng switch tactile, lực phản hồi của bàn phím mạnh hơn so với clicky. Những người thường xuyên phải soạn thảo trên bàn phím sẽ rất thích cảm giác này. Việc không quá ồn cũng là ưu điểm khiến cho switch tactile được lựa chọn khi cần phải làm việc liên tục.

Cherry MX Brown (nâu) là phiên bản switch clicky gần giống với các switch tactile nhất. Một yếu tố khá thú vị là Razer thay màu nâu của Cherry MX bằng màu cam, và đó là khác biệt duy nhất của 2 switch, chỉ vì hãng muốn có sự khác biệt. Đừng để màu sắc của Razer đánh lừa bạn.

Linear

Các switch Clicky và Tactile được đặt tên theo hình dáng của phần cơ bên trong và nguyên lý hoạt động của sản phẩm khi được bấm nút. Các switch Linear đem lại tương tác trực tiếp với mạch. Không có tiếng click hay độ nảy. Switch Linear vẫn tạo ra tiếng ồn, và đôi khi sẽ rất lớn bởi không có gì ngăn cản giữa bàn phím và phím bấm.

Để hình dung độ ồn của switch Linear, có thể xem qua Cherry MX Red (đỏ). Đây là dạng switch Clicky gần giống với switch Linear nhất. Nhiều game thủ thích độ phản hồi của switch Linear, do không có gì nằm giữa nút bấm và bàn phím nên họ có thể thực hiện thao tác nhấp đúp và một số hành động đảo tay đặc biệt khác một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để soạn thảo văn bản trên các switch Linear thì lại không ổn lắm.

Mặc dù phần lớn hãng nổi tiếng hiện nay sử dụng các switch đến từ Cherry, có mức giá khá cao, nhưng cũng đã có nhiều hãng sản xuất switch khác với mức giá rẻ hơn, qua đó phổ cập trải nghiệm phím cơ cho nhiều người dùng, như Kailh chẳng hạn.

Về cơ bản, người dùng có thể dựa vào màu sắc của các switch để phân biệt đâu là switch Clicky, Tactile hay Linear. Ví dụ, màu xanh dương được dành cho các switch Clicky, màu nâu và màu đỏ là các switch thuộc về nhóm Tacitle, và màu đen là dành cho switch Linear.

Trong khi các hãng sản xuất switch đều sử dụng thiết kế chung để người dùng có thể thay đổi nút bấm bên trên dễ dàng thì, hãng Logitech với dòng sản phẩm phím cơ đặc trưng của mình lại thay đổi hoàn toàn thiết kế. Dĩ nhiên, các switch của Logitech cũng rơi vào một trong ba nhóm switch kể trên, với tên gọi lần lượt là Romer-G Linear và Romer-G Tacti
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.