6 điều eSports nên áp dụng từ thể thao truyền thống

19/03/2015 09:48 GMT+7

Mang cái tên "Thể thao điện tử", nhưng liệu eSports có thể phát triển theo hướng đi giống các môn thể thao truyền thống hay không?

Thể thao điện tử: doanh thu 465 triệu USD và 335 triệu người xem năm 2017

Thập kỷ tới sẽ là quãng thời gian “thăng hoa” của Thể thao điện tử (eSports), chúng ta sẽ được chứng kiến vô số công ty cố gắng gia nhập vào mảnh đất màu mỡ này. Nhưng đồng thời cũng sẽ có những câu hỏi mang tính cấu trúc về bản chất thực sự của ngành công nghiệp nói trên, và cách mà eSports trả lời cho những câu hỏi đó sẽ rất đáng để trông đợi.

NFL (Giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ) không được gây dựng chỉ trong một sớm một chiều, những NBA, MLB hay NHL cũng vậy. Những giải đấu tầm cỡ ấy được hình thành qua nhiều thế hệ. Thể thao điện tử vẫn đang ở trong giai đoạn “hoang dã”, và điều đó sẽ thay đổi, bởi đơn giản nó buộc phải thay đổi.

Vậy điều gì sẽ thay đổi trong một thập kỷ? Đặc biệt với những khái niệm thông thường của thể thao truyền thống, điều mà có thể dễ dàng được đưa vào eSports. Chúng sẽ được ứng dụng thế nào, phân chia ra sao, liệu có đúng đắn khi Thể thao điện tử nối bước cha ông?

Hợp đồng truyền hình

Thứ “nước thánh” truyền thống của thể thao, một hợp đồng truyền hình đồng nghĩa với những trận đấu thuộc đẳng cấp cao sẽ được chiếu trên tivi, đưa cả vùng châu Mỹ rộng lớn tới một thế giới hoàn toàn mới.

  • Lợi: Đây có lẽ là cách nhanh và thuận tiện nhất để thúc đẩy ngành công nghiệp này, đồng thời khi đi kèm với quảng cáo, giá trị giải thưởng cũng sẽ được nâng cao.
  • Hại: Phần lớn mọi người sẽ bối rối hoặc lo sợ, hoặc có thể là cả hai. Liệu chúng ta đã sẵn sàng để Charles Barkley (bình luận viên bóng rổ) dẫn một trận đấu Hearthstone. Cơ sở vật chất của eSports được xây dựng bởi chính những người yêu thích nó, những giải đấu chuyên nghiệp hoàn toàn có thể được tìm thấy ở Twitch. Trao chìa khóa cho TNT hay ESPN không biết chừng lại lợi bất cập hại. Lên sóng truyền hình thường được coi là thành công với nhiều môn thể thao, nhưng liệu thể thao điện tử có thực sự cần tới thị trường này?

Các giải đấu cấp dưới

Nơi để các đội tuyển lớn phát triển tài năng trẻ, giúp họ cải thiện kỹ năng cũng như được cạnh tranh trong môi trường chuyên nghiệp.

  • Lợi: Điều này sẽ mở đường cho các đội tuyển eSports, giúp họ có được những tài năng trẻ mà không cần phải đưa thẳng vào đội chính. Ví dụ như trong môn bóng chày, có rất ít cầu thủ được chơi ở các trận đấu cấp cao trong năm đầu tiên gia nhập đội. Sẽ không quá nếu nói hệ thống này có thể giúp ổn định đội hình các đội tuyển. Riot cũng đang triển khai một hệ thống tương tự ở LCS, và nó cho thấy hiệu quả trong việc phát triển tài năng trẻ.
  • Hại: Liệu Thể thao điển tử đã thực sự lớn mạnh để có thể kiếm được lợi nhuận từ việc khán giả theo dõi các giải đấu nhỏ? Có thể, nhưng đồng thời đây cũng là một khoản đầu tư mạo hiểm. Ở NBA hay MLB, các đội thuộc giải nhỏ được trợ cấp bởi đội chủ quản. Ai mà biết được liệu eSports có đủ nguồn lực hay động lực để biến điều đó thành hiện thực không.

Hợp đồng lao động tập thể

Một “giao kèo” giữa game thủ và những chủ sở hữu, nhằm quyết định những điều khoản lao động, thông thường sẽ liên quan tới lương bổng, lịch làm việc và nhiều thứ khác.

  • Lợi: Song hành với sự lớn mạnh của eSports, sẽ cần có những thời điểm mọi người ngồi lại, bàn về những sự bất hợp lý của hệ thống cũng như đề xuất thay đổi. Khái niệm này được biết đến với cái tên “Thỏa ước lao động tập thể”.
  • Hại: Một thỏa ước lao động tập thể chỉ có thể ứng dụng được nếu như Thể thao điện tử sở hữu một môi trường tập trung giống NFL, chứ không phải một “mớ hỗn độn” như thời điểm hiện tại. Hơn thế, những cuộc tranh luận sẽ thường dẫn tới thiệt hại hoặc trì hoãn cả mùa giải. Hãy hỏi bất cứ fan Hockey nào, họ là những người rõ nhất về điều này.

Nghiệp đoàn game thủ

Một tổ chức được thành lập bởi game thủ eSports để thương lượng và đấu tranh vì những bất công của chính họ.

  • Lợi: Nghiệp đoàn sẽ không cần thiết phải tồn tại nếu không thuộc một giải đấu tập trung và có tổ chức, nhưng nó lại là điều mà chắc chắn các vận động viên sẽ nghĩ tới. Với sự khác nhau trong cơ cấu giải thưởng, đánh giá năng lực, .v.v… cũng dễ hiểu khi các tài năng họp lại với nhau để tự bảo vệ chính họ khỏi những nhà đầu tư với ý đồ không mấy tốt đẹp.
  • Hại: Có một việc khá hiển nhiên rằng, rất nhiều đội tuyển eSports có “quân” của mình chơi ở nhiều môn khác nhau. Vậy liệu nghiệp đoàn có thể gộp chung làm một, hay chúng ta lại chia ra thành nghiệp đoàn LMHT, nghiệp đoàn Dota, nghiệp đoàn Hearthstone… Ngoài vấn đề đó ra thì game thủ xứng đáng có một tổ chức công đoàn để tự bảo vệ mình.

Chuyển nhượng tự do

Một hệ thống cụ thể giúp game thủ chuyên nghiệp có thể đi tìm bến đỗ mới khi hợp đồng đã hết. Trong bóng rổ, bóng chày, hockey hay bóng đá, vận động viên có thể nhận nhiều đề nghị công việc cùng lúc.

  • Lợi: Thật ra thì chuyển nhượng tự do vốn đã tồn tại ở thể thao điện tử, bất cứ ai không thi đấu cho một đội tuyển cụ thể đều được xếp vào hàng “vận động viên tự do”. Nhưng một hệ thống toàn diện đi kèm với giới hạn lương sẽ định nghĩa đúng hơn về quyền hạn của một game thủ. Nếu eSports ngày càng lớn mạnh, những hợp đồng quy định là điều bắt buộc phải có.
  • Hại: Gần như không thể viết ra nhược điểm của chuyển nhượng tự do theo một cách chung chung nhất . Hầu hết mọi người đều đồng ý với việc game thủ có quyền ký hợp đồng với bất cứ đội tuyển nào họ muốn. Nhưng nó cũng đặt ra một hệ thống nơi người chơi có thể không nhận được những gì mình xứng đáng. Ví dụ một game thủ LMHT tiềm năng ký hợp đồng trị giá 30.000 USD trong ba năm,  nhưng chỉ sang năm thứ hai giá trị thực của anh ấy có thể lên tới 3 triệu USD. Không hề công bằng phải không?

Giới hạn lương

Gắn bó chặt chẽ với hệ thống chuyển nhượng, giới hạn lương sẽ quy định số tiền tối đa mà một nhà đầu tư có thể chi trả cho đội tuyển của họ. Trong một giải đấu, tất cả các đội chuyên nghiệp đều sở hữu số "vốn" tương đương nhau.

  • Lợi: Điều này sẽ dẫn tới một giải đấu cân bằng hơn. Tại NBA, ban tổ chức biết rằng một thành phố như New York sẽ “giàu” hơn một thành phố như Memphis, bởi vậy việc đặt ra giới hạn lương sẽ khiến New York không thể có được đội hình mạnh hơn chỉ bằng việc chi trả mạnh tay. Trong thể thao điện tử, cơ chế này sẽ làm các đội tuyển không có cơ hội mua về toàn hàng khủng, điều mà hiện nay đang khá phổ biến.
  • Hại: Vì sao một giải đấu lại cấm các đội sử dụng nguồn tiềm lực dồi dào của họ? Sự cân bằng có phải là điều thực sự quan trọng đối với những người theo dõi Thể thao điện tử? Nền bóng đá châu Âu đã khắc phục vấn đề này một cách đầy thông minh với Champions League, đi kèm mức thuế cao, giải đấu này quy tụ những ông lớn thuộc nhiều quốc gia khác nhau.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.