Dota 2: Những pha throw game đỉnh cao tại đấu trường chuyên nghiệp

11/09/2015 19:00 GMT+7

Những pha lật kèo kinh điển, những tình huống ngược dòng ngoạn mục chính là điều làm nên sự thu hút và thú vị cho Dota 2. Tuy nhiên, đi kèm với chúng cũng là những lần throw không kém phần long trọng, thậm chí còn xuất phát từ chính những game thủ chuyên nghiệp.

 

Throw game trong Dota 2 (Ảnh: Youtube)

Dota 2 là một tựa game đầy hấp dẫn, khi các trận đấu luôn ẩn chứa sự bất ngờ, khó đoán. Những đội có lợi thế lớn ở giai đoạn đầu tiên chưa chắc giành chiến thắng chung cuộc. Những pha lật kèo kinh điển, những tình huống ngược dòng ngoạn mục chính là điều làm nên sự thu hút và thú vị cho tựa game này. Tuy nhiên, đi kèm với chúng cũng là những lần throw (quăng) không kém phần long trọng, thậm chí còn xuất phát từ chính những game thủ chuyên nghiệp.

Trận đấu giữa Cloud9 và LGD.Gaming tại vòng bảng The International 5

Nhắc tới throw, chắc hẳn không ít người nghĩ ngay đến đội hình Cloud9 cũ, thời còn được dẫn dắt bởi Eternal Envy. Ngoài việc được gọi trìu mến với cái tên EE-sama do sở thích xem anime, EE còn được biết đến với nhiều biệt danh như ông trùm throw của thế giới, nỗi ám ảnh của các bet thủ... Và quả thật, Cloud9 đã tuột mất chiến thắng không biết bao nhiêu lần, cũng như được mệnh danh là ông vua về nhì chỉ vì thói quen throw đã ăn vào máu.

 

Sylar rất thọt nhưng vẫn bắn nát EE sau một loạt các tình huống throw của Cloud9 (Ảnh: Gosugamers)

Đơn cử như trận đấu đầu tiên với LGD.Gaming tại The International 5 vừa rồi. Với tính chất là trận đấu mở màn, cả hai đội đều nỗ lực try hard hết sức. Đây là game đấu tưởng như đã rất dễ dàng cho Cloud9, khi họ tắt điện được Sylar với con bài Batrider lạ lẫm cho Bone7, đồng thời kiểm soát hoàn toàn thế trận.

Từ đầu cho tới cuối game, EE-sama và đồng đội luôn ở thế thượng phong và dồn ép hoàn toàn. Ở phía đối diện, Xiao8 chỉ biết hô hào đồng đội cố gắng trụ vững, tuy nhiên LGD vẫn bị ép đến nghẹt thở và chống cự vô cùng yếu ớt.

Thậm chí tới phút 40, họ đã mất 1 lane vào tay Cloud9, dường như chỉ còn chờ thời điểm để call GG. Tuy nhiên, liên tục là những pha di chuyển, combat lỗi của Cloud9, cùng sự xuất sắc đến tuyệt vời của Ember Spirit trong tay Maybe đã giúp LGD gỡ gạc dần thế trận.

 

Game đấu kết thúc sau 70 phút giằng co nghẹt thở (Ảnh: Gosugamers)

Đến khi Cloud9 thức tỉnh thì đã quá muộn. Ember của Maybe với hai Divine Rapier đã quá bá đạo, giúp LGD.Gaming lật ngược thế trận. Cloud9 chỉ có thể tự trách mình khi có thời điểm networth của họ đã vượt xa hơn 20.000 so với LGD nhưng lại cù cưa và không quyết đoán trong việc dứt điểm trận đấu.


Trận đấu giữa LGD vs C9

Trận đấu giữa Cloud9 và BigGod tại DAC 2015

Lại một màn throw nữa gắn liền với tên tuổi của EE-sama cùng đồng đội, nhưng trận đấu này rất nổi tiếng và giúp EE gắn liền hơn nữa với danh hiệu ông hoàng throw.

 

Cloud9 tưởng chừng sẽ hủy diệt Big God với hơn 30.000 gold chênh lệch (Ảnh: Talkdota)

Trước một BigGod chỉ thi đấu theo dạng vô thưởng vô phạt, Cloud9 lại một lần nữa dồn ép và kiểm soát hoàn toàn trận đấu. Từ phút đầu tiên cho tới phút 60, chưa một lần Burning cùng đồng đội được tận hưởng cảm giác dẫn networth vì Cloud9 đã làm quá tốt.

Tuy nhiên, ở đời không ai học được chữ ngờ, đặc biệt là trong một trận đấu Dota 2 có sự góp mặt của EE-sama và Cloud9. Trận đấu tưởng chừng chắc chắn đến 99% chiến thắng cho Cloud9, khi phút thứ 50, họ đã vượt trội hoàn toàn với hơn 30.000 networth. Nhưng lại một lần nữa, EE-sama ghi tên mình vào kỷ lục khi có màn throw kinh điển và thua cuộc trước Big God tại game đấu đó.

Nhưng kết cục lại là Burning bắn nát nhà Cloud9 (Ảnh: Dailydota)

Không ít người ở thời điểm đó vẫn không thể tin vào mắt mình, khi 30.000 networth là một con số quá khủng khiếp và không có lý do gì đội đang dẫn trước lại có thể để mất lợi thế lớn đến như vậy. Nhưng Eternal Envy vẫn làm được và làm một cách triệt để khi chứng minh cho cả nhân loại thấy rằng Dota 2 là tựa game ẩn chứa nhiều bất ngờ thú vị nhất. 


Trận đấu giữa C9 vs BigGod

Trận đấu giữa Big God và Vici Gaming tại DAC 2015

Tiếp tục là một màn ngược dòng đến không thể tin được của những cựu binh Trung Quốc lừng lẫy như Burning, ROtK và Xiao8. Đối thủ lần này của họ là Vici Gaming - ông lớn và cũng là đội game số 1 thế giới thời điểm bấy giờ.

 

Big God bị rape thậm tệ ở đầu game khi mà Fy quá hung hãn (Ảnh: Gosugamers)

Thời điểm đầu trận, với con bài Axe cho Fy ở vị trí support, Vici Gaming hoàn toàn làm chủ thế trận. Thậm chí Fy còn xanh hơn cả các core của VG khi anh sở hữu cho mình chuỗi kill khá dài.

Ngay cả tình huống Faceless Void của ROtK sử dụng ultimate và nỗ lực tiêu diệt Axe cùng hai người đồng đội của mình cũng bất thành trong đau đớn khiến Fy có thêm một triple kill cho riêng bản thân. Nên nhớ, Fy chỉ là một support, và tại thời điểm đó, 4 thành viên của VG chiếm hoàn toàn 4 vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng networth và duy nhất một mình Medusa của Burning trở nên lạc lõng.

 

Tỷ số từng được đẩy lên tới 23-6 (Ảnh: Gosugamers)

Những tưởng đó là dấu mốc đánh dấu sự sụp đổ của Big God trong game đấu này, thế nhưng với những cựu binh dày dạn kinh nghiệm như Xiao8, Burning và ROtK thì khái niệm đầu hàng có vẻ khá xa xỉ. Lần này, bản lĩnh cùng kinh nghiệm của Burning đã tạo ra sự khác biệt.

Một mình Medusa của "Cháy ca" gồng gánh cả Big God dần dần lấy lại thế trận. Những pha Refresh Orb rồi ultimate hai lần của ROtK với Faceless Void cũng là một trong những điểm nhấn. Trận đấu kết thúc khi Medusa của Burning đã quá khỏe, thậm chí còn sắm được Divine Rapier.


Nhưng mà kết cục vẫn là Medusa của Burning chấp hết

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.