Hearthstone: Đánh giá các lá bài Common trong The Grand Tournament (Phần 2)

24/08/2015 16:00 GMT+7

Ở phần 2 của loạt Series, chúng ta sẽ đến với những lá bài của các Class Warlock, Mage và Warrior.

Ở phần thứ hai của loạt Series về The Grand Tournament (TGT), chúng ta sẽ đến với các lá bài Common mới của ba Class Warrior, Mage, Warlock, những Class được đánh giá rất mạnh trước khi bản cập nhật sắp tới của Hearthstone.

Spelllinger

Chế độ đánh thường: Tồi

Chế độ Arena: Tốt

Tổng quan: Trung bình

Dưới một khía cạnh nào đó, việc được bổ sung ngay lập tức một lá bài Spell khá ổn, tuy nhiên, nếu đối thủ cũng nhận được khả năng tương tự, đó có thể trở thành một sai lầm lớn của bạn. Nhất là khi bạn đang có Board và đối phương bỗng nhiên có được một lá Spell trên diện rộng mạnh như Flamestrike hay Twisting Nether.

Mặt khác, Mage thật sự không thiếu các lá bài 3 drop mạnh, điển hình là Flamewalker, Arcane Intellect hay combo Kirin Tor Mage - Secret. Chính vì vậy, việc lá bài này xuất hiện trong chế độ đánh thường thật sự rất khó.

Ở Arena, bản thân Spellinger được đánh giá khá mạnh bởi cung cấp cho chúng ta một Minion có chỉ số 3/4. Ngoài ra, việc cung cấp thêm một lá bài Spell cho đối phương cũng không mang nhiều ý nghĩa bởi các bộ bài trong Arena thường không có sự liên kết tốt với nhau.

Flame Lance

Chế độ đánh thường: Tồi

Chế độ Arena: Trung bình

Tổng quan: Tồi

Ngay trong lần đầu tiên nhìn thấy lá bài này, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự yếu kém của nó bởi việc chỉ có thể sử dụng lên Minion cũng như có lượng Manacost tương đối lớn. Bản thân người viết cũng cho rằng, Flame Lance hoàn toàn không có chỗ đứng trong Meta game tới đây bởi nó hoàn toàn không thể so sánh được với Polymorph, cả về Manacost lẫn tác dụng.

Tuy vậy, trong Arena, chúng ta có thể lấy lá bài này nhằm loại bỏ các Minion lớn khó chịu như Boulderfist Orge, Archmage hay Ironbark Protector.

Dalaran Aspirant

Chế độ đánh thường: Tồi

Chế độ Arena: Trung bình

Tổng quan: Trung bình

Người viết thật sự có một chút thất vọng đối với lá bài Common cuối cùng của Mage. Chỉ số 3/5 cho 4 Mana khá tầm thường. Và để kích hoạt được hiệu ứng của Dalaran Aspirant, chúng ta phải mất đến 6 mana, một con số khá lớn so với việc gia tăng một Spell Damage mà chúng ta nhận được. Ngoài ra, với 4 Mana, sử dụng Water Elemental hay Pilloted Shredder hoàn toàn là một play tốt hơn hẳn.

Trong Arena, Dalaran Aspirant cũng chỉ ở mức trung bình. Nó hoàn toàn ngang cơ với những lá bài 4 Mana chỉ số 3/5 khác như Burly Rockjaw Trogg hay Willing Soul.

 

Demonfuse

Chế độ đánh thường: Tồi

Chế độ Arena: Tồi

Tổng quan: Tồi

Lá bài Common đầu tiên của Warlock thật sự đem đến sự thất vọng với toàn bộ fan của Class này. Thoạt nhìn, chúng ta có thể nghĩ rằng tăng 3/3 chỉ số là một món hời, đặc biệt là nếu buff cho Voidwalker hay Flame Imp. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho việc này lại quá đắt khi đối thủ được lợi một Mana Crystal. Ngoài ra, hầu hết các deck Demon hiện tại đều theo chiều hướng Midrange - Control khiến Demonfuse gần như không thể sử dụng.

Điều tương tự cũng sẽ xảy ra trong Arena, vì vậy người viết khuyên những người chơi nếu có "xấu số" mở ra Demonfuse, hãy nhanh chóng Disenchant nó ngay khi có thể.

Wrathguard

Chế độ đánh thường: Tốt

Chế độ Arena: Tốt

Tổng quan: Tốt

Nhìn vào chỉ số của Wrathguard, chúng ta hầu như sẽ nhận định đây là lá bài cực tốt cho các Deck theo thiên hướng Zoolock. Tuy nhiên, tác giả chỉ xếp Wrathguard là một lá bài tốt, chứ không phải là một lá bài xuất sắc.

Chỉ số ổn, hiệu ứng bất lợi khi sử dụng không quá lớn, nhưng lá bài này cũng chỉ có thể được dùng trong các Deck Zoolock hay Demonlock muốn Aggro hơn một chút ở giai đoạn đầu trận đấu. Ngoài ra, nếu bị tấn công bởi Mountain Giant hay tệ hơn là Frothing Berserker đã được buff vô số Damage, điều đó nhiều khả năng sẽ là một đòn đánh chí tử dành cho Hero của bạn.

Wrathguard cũng không quá mạnh trong Arena bởi nó dễ dàng bị trao đổi quái với các Minion 2 Mana mang chỉ số 3/2. Xem ra, lá bài Common mới này vẫn còn kém người tiền nhiệm Flame Imp khá nhiều.

Fearsome Doomguard

Chế độ đánh thường: Tồi

Chế độ Arena: Tốt

Tổng quan: Trung bình

Mặc dù có tên là Fearsome Doomguard nhưng thực tế, lá bài này chẳng hề ghê gớm như người đàn em Doomguard của mình. Một chỉ số tương đối ổn để tránh bị Big Game Hunter, đó là điều duy nhất chúng ta có thể nhìn thấy ở Fearsome Doomguard bởi với 7 mana để sử dụng, rõ ràng tên ác ma này chẳng thể nào so sánh với những Dr.Boom hay các lá bài Legendary đang thống trị chế độ đấu thường.

Ở chế độ Arena, Fearsome Doomguard cũng có thể được lựa chọn thay thế cho War Golem nếu như người chơi cần có thêm Minion Highcost cũng như sử dụng cùng với Voidcaller.

Bash

Chế độ đấu thường: Tốt

Chế độ Arena: Tốt

Tổng quan: Tốt

Có lẽ, Bash sẽ là lá bài Common tốt nhất trong số 9 lá bài Thanh Niên Game giới thiệu tới bạn đọc ở phần 2 này. Bash hoàn toàn có thể giúp Warrior đối mặt với những Knife Juggler, Mana Wyrm hay đặc biệt là Snowchugger mà không cần đến Fiery War Axe.

Kèm theo đó, việc gia tăng 3 Armor cũng khiến Bash liên kết cực tốt với Shieldslam, tạo tiền đề cho việc kiểm soát bàn đấu ngay từ rất sớm của Warrior. Ngoài ra, Bash còn có thể gây sát thương lên cả những Minion trốn sau Taunt, một điều mà Weapon của Warrior không thể làm được.

Sự xuất hiện của Bash rất có thể sẽ khiến bộ Deck Face Warrior quay lại, điều mà rất ít người chơi Hearhstone mong muốn. Bash có thể khiến Warrior thoát khỏi danh hiệu "Class yếu nhất trong Arena" nhờ khả năng kiểm soát trên cả tuyệt vời của mình.

Bolster

Chế độ đấu thường: Tồi

Chế độ Arena: Tồi

Tổng quan: Tồi

Một lá bài tốt thường sẽ có một lá bài tồi tệ bên cạnh nhằm cân bằng trò chơi, và Hearthstone cũng không phải ngoại lệ. "Cộng 2/2 cho Minion có  TAUNT", vâng, xin nhắc lại, Minion có Taunt. Hãy thử đếm xem, có bao nhiêu Minion có Taunt được sử dụng trong các Deck Warrior hiện nay? Câu trả lời là 2, chỉ có Unstable Ghoul và Sludge Belcher là hai lá Taunt được sử dụng liên tục. Ngoài ra, tác dụng của các lá Taunt là chuyển hướng lượng sát thương mà Hero cũng như các Minion quan trọng phải nhận, và chẳng ai muốn làm cho cái bao cát của mình mạnh hơn cả.

Có một điều cấm kỵ trong Arena là việc Draft một Spellcard mang tính tình huống bởi nhiều khi bạn chẳng có bất kỳ một lá Taunt nào trên bàn và Bolster bỗng trở thành một lá bài chết trên tay bạn. Vì vậy, khi nhìn thấy Bolster trong chế độ Arena, hãy bỏ qua nó ngay lập tức để hướng đến những lá bài khác tốt hơn.

Orgrimmar Aspirant

Chế độ đấu thường: Tồi

Chế độ Arena: Trung bình

Tổng quan: Trung bình

Một lá bài 3 mana cùng chỉ số 3/3 và hiệu ứng mang tính tình huống. Đây thực sự không phải là những gì Warrior cần, cả ở Arena lẫn trong chế độ đấu thường. Mang lại 1 sát thương cho vũ khí với cái giá là 2 Mana và được thêm 2 Armor, Orgrimmar Aspirant thực sự không mang nhiều giá trị bởi Orgrimmar Aspirant sẽ khiến Warrior đã chậm nay còn chậm hơn.

Trong Arena, điều quan trọng với Class Warrior là việc có được các Weapon của mình nhằm kiểm soát ván đấu nhưng Orgrimmar Aspirant lại chẳng hề giúp Warrior có được vũ khí của mình. Nếu phải sử dụng lá bài này ở Turn thứ 3, bạn gần như chắc chắn mất đi nhịp độ trận đấu bởi chỉ số khá bèo bọt của nó. Có lẽ, Blizzard đang khiến việc có được 12 Win trong Arena bằng Warrior trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Ở phần tiếp theo của loạt Series đánh giá các lá bài Common trong bản cập nhật The Grand Tournament, chúng ta sẽ đến với ba class cuối cùng của trò chơi: Rogue, Hunter và Druid. Mong độc giả chú ý đón đọc.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.