Hearthstone: Đánh giá các lá bài Common trong The Grand Tournament (Phần 3)

25/08/2015 09:00 GMT+7

Phần cuối của loạt Series, chúng ta sẽ cùng đánh giá sức mạnh của ba class Hunter, Rogue và Druid.

Trong phần cuối chuỗi bài viết phân tích các lá bài common của class trong The Grand Tournament (TGT), chúng ta sẽ đến với Hunter, Rogue và Druid, những Class được hy vọng sẽ có thêm lối chơi mới khi bản cập nhật mới của Hearthstone đổ bộ.

Hunter

Hearthstone: Đánh giá các lá bài Common trong The Grand Tournament (Phần 3)

Chế độ đánh thường: Tuyệt vời
Chế độ Arena: Tốt
Tổng thể: Tốt

Đây là một lá secret tuyệt vời cho Hunter. Bạn sẽ có một quân 2 mana Ironfur Grizzly xuất hiện sau khi đối phương đã tấn công, gây rất nhiều khó khăn cho địch thủ. Hơn nữa, Bear Trap lại hầu như có thể ra miễn phí nhờ có Mad Scientist, khiến giá trị của lá bài này tăng lên cực cao.

Chúng ta hãy thử so sánh Bear Trap với Noble Sacrifice của Paladin để hiểu rõ hơn về nó. Ở đây, đòn tấn công của đối phương không bị chuyển mục tiêu sang con gấu 3/3 vừa được gọi ra. Hero của bạn vẫn sẽ nhận đòn tấn công, và sau đó Ironfur Grizzly mới được triệu hồi.

Mọi người vẫn luôn sợ Explosive Trap khi phải tấn công thẳng mặt Hunter, và giờ đây nỗi sợ đó còn tăng lên gấp bội với Bear Trap. Điểm khó chịu của nó là khiến cho đối phương bị gián đoạn mạch tấn công. Thường khi có đủ sát thương dứt điểm, đối phương sẽ tấn công bạn bằng một minion nhỏ để thử các loại trap khác. Nhưng lúc đó, họ sẽ gặp phải trap này và phải tính toán lại toàn bộ đòn tấn công.

Đây sẽ là một lá bài tuyệt vời cho Midrange hoặc Control Hunter, khi nó cho một lá Taunt rẻ để đối đầu với Aggro, đồng thời bạn cũng không mất nhịp độ trận đấu khi có thể ra nó miễn phí thông qua Mad Scientist.

Trong Arena không có Mad Scientist, nhưng Bear Trap vẫn là một lá bài rất tốt. Một con Taunt 3/3 chỉ với 2 mana thì không phải bàn cãi thêm về giá trị của nó nữa. Khả năng cao Bear Trap sẽ phổ biến trong cả hao chế độ chơi ngay khi The Grand Tournament ra mắt.

Hearthstone: Đánh giá các lá bài Common trong The Grand Tournament (Phần 3)

Chế độ đánh thường: Trung bình
Chế độ Arena: Tuyệt vời
Tổng thể: Tốt

Tiếp tục lá một lá bài khá chất lượng cho Hunter. Mặc dù không được tốt lắm trong chế độ đánh thường do chỉ số 2 mana 3/2, nhưng King’s Elekk là một lá bài tuyệt vời trong Arena. Có thể coi nó là một con Bloodfen Raptor với cơ hội bốc được thêm bài. So sánh với Gnomish Experimenter, tác dụng của hai lá gần như tương đương mà King’s Elekk rẻ hơn hẳn 1 mana.

Trong chế độ đánh thường, khá khó để có một vị trí trong bộ bài cho King’s Elekk, kể cả trong Control Hunter. Lý do là rất nhiều minion quan trọng của Hunter có lượng mana khá thấp như Web Spinner, Mad Scientist,... khiến cho việc thắng Joust trở nên khó khăn. Chỉ số của nó cũng không có gì đặc biệt, cộng thêm tính hên xui, King’s Elekk là một lá bài không được đánh giá cao trong chế độ đánh thường.

Còn trong Arena, như đã nói, đây lại là một lá bài cực kỳ tuyệt vời. Kể cả không thắng Joust, nó cũng sẽ cho bạn xem được một lá trong bộ bài đối phương, và một minion chỉ số 3/2 như bình thường. King’s Elekk sẽ trở thành một lá bài được ưu tiên chọn trong Arena, chỉ sau những lá bài có chỉ số hoặc công dụng quá vượt trội.

Hearthstone: Đánh giá các lá bài Common trong The Grand Tournament (Phần 3)

Chế độ đánh thường: Tồi
Chế độ Arena: Tồi
Tổng thể: Tồi

Brave Archer là lá bài tiếp theo của Hunter có cơ chế “empty hand” sau Core Rager và Quick Shot. Nhưng khá buồn, giống như Core Rager, lá bài này thực sự tồi và chỉ có thể hoạt động trong những bộ bài hoàn toàn Aggro. Giá trị của Quick Shot nằm ở chỗ bản thân nó đã là 2 mana 3 sát thương. Tác dụng bốc bài chỉ là phụ, không cần thiết phải kích hoạt.

Về phía Brave Archer, nếu không có tác dụng đi kèm, nó chỉ là một minion 1 mana 2/1 yếu đuối. Điều dở ở lá bài này là tác dụng của nó khá mâu thuẫn. Một mặt, bạn sẽ muốn chơi nó thật sớm vì nó là lá bài 1 mana, game càng kéo dài thì nó sẽ càng mất giá trị. Nhưng mặt khác, ra lá bài này vào lượt đầu tiên đồng nghĩa với việc bạn không thể kích hoạt tác dụng đi kèm của nó, vì chẳng có cách nào để bạn có thể bỏ hết bài trên tay mình trước lượt 4 hay 5 cả.

Những lá bài 1 mana hiện tại của Hunter vẫn rất mạnh, sẽ khó có chỗ cho Brave Archer. Tính ra, Brave Archer rất dễ bị giết và nhiều lắm chỉ kích hoạt được một lần Inspire gây 2 sát thương. Vậy nên ai cũng có thể hiểu rằng Leeper Gnome là lựa chọn tốt hơn hẳn ở đây.

Trong Arena, đây cũng là một lá bài ở mức dưới trung bình. 1 mana 2/1 là chỉ số bình thường trong Arena, nhưng tốt nhất là nên có một tác dụng dễ kích hoạt như Abusive Sergeant. Tác dụng của Brave Archer khá “phế” và chỉ tốt trong trường hợp bạn đang thắng trên bàn đấu và đợi top deck. Nhưng như vậy, bạn cũng có thể thắng mà chẳng cần để Brave Archer.

Rogue

Hearthstone: Đánh giá các lá bài Common trong The Grand Tournament (Phần 3)

Chế độ đánh thường: Tồi
Chế độ Arena: Trung bình
Tổng thể: Trung bình

Mỗi lá 1 mana 2/1 phải có một tác dụng đặc biệt mới có thể được sử dụng trong bộ bài. Một số có tác dụng ngay khi ra sân như Abusive Sergeant hay Southsea Deckhand, số khác thì có deathrattle. Buccaneer không có những điều đó. Nó không có giá trị ngay lập tức khi ra sân và khi chết cũng ko để lại gì. Do vậy, Buccaneer sẽ là một lá bài hiếm khi xuất hiện trong chế độ đánh thường. Chưa kể rằng, Pirate Rogue vẫn là cái gì đó quá xa vời để có thể trở thành một bộ bài mang đi thi đấu.

Trong Arena, những minion 2/1 đều đạt mức trung bình và Buccaneer có vẻ tốt hơn các lá 2/1 khác. Nó ép đối phương phải bằng cách nào đó tiêu diệt nó ngay, nếu không nó sẽ tăng sát thương và có khả năng trao đổi quái có lợi, giành nhịp độ trận đấu.

Hearthstone: Đánh giá các lá bài Common trong The Grand Tournament (Phần 3)

Chế độ đánh thường: Trung bình
Chế độ Arena: Tốt
Tổng thể: Tốt

Lá bài này là phiên bản mini của SI:7 Agent - một lá bài có thể xếp vào hàng tốt nhất trong Hearthstone. Undercity Valiant không được mạnh lắm khi chỉ có thể gây 1 sát thương. Tuy nhiên, nó vẫn ở trên mức trung bình. Khá tuyệt vời nếu có thể coin ra lá bài này để tiêu diệt các minion 2/1 ở đầu game. Hiện tại, Undercity Valiant chưa phù hợp với bộ bài Rogue nào cả. Vì vậy, không thể đánh giá nó là một lá bài tốt, nhưng đây vẫn là một lá bài rất có tiềm năng.

Trong Arena, đây lại là một lá bài mạnh. Hai mana 3/2 là chỉ số trung bình và khi bạn combo lá bài này cùng Hero Power của bạn, nó có thể giải quyết hầu hết các minion 2 mana. Đối phương thường có xu hướng giữ minion ở khoảng 2 máu để không bị chết bởi vũ khí của Rogue, nên Undercity Valiant là một sự bổ sung cần thiết. Nó sẽ là một trong những ưu tiên chọn ở khoảng 2 mana cho Rogue, chỉ sau Goblin Auto-Barber.

Hearthstone: Đánh giá các lá bài Common trong The Grand Tournament (Phần 3)

Chế độ đánh thường: Tồi
Chế độ Arena: Tốt
Tổng thể: Trung bình

Lá bài này khá tuyệt nhưng nó không phải là những gì Rogue cần. Có vẻ Blizzard muốn hướng Rogue từ lối đánh combo trở về trao đổi quái theo cách truyền thống. Vấn đề của lá bài này là rất khó để cân bằng nó với rất nhiều lá bài 5 mana rất mạnh Rogue đang sử dụng như Azure Drake, Loatheb, Sludge Belcher,... và các tech-card (lá bài tình huống) như Harrison Jones, Antique Healbot.

Thậm chí để cả một lá bài rất mạnh như Dark Iron Skulker cũng không thay đổi được lối đánh combo và dồn sát thương của Rogue. Shado-Pan Rider không có gì khác ngoài chỉ số tốt - nhưng đó là trong trường hợp combo được. Nếu cần chỉ số và kiểm soát bàn, người viết nghĩ sử dụng Piloted Shredder hay Dark Iron Skulker sẽ mạnh hơn.

Đất diễn của Shado-Pan Cavalry là trong Arena - nơi các minion sở hữu chỉ số tốt sẽ có lợi thế hơn các minion khác. Một con 5 mana 3/7 đã mạnh và nếu coin ra nó ở lượt thứ 4, bạn sẽ có một minion siêu khỏe có thể trao đổi quái với hầu như mọi minon trong game. Người viết sẽ ưu tiên chọn lá bài này trong Arena, nhất là khi sở hữu nhiều minion 1 mana hoặc Backstab để combo.

Druid

Hearthstone: Đánh giá các lá bài Common trong The Grand Tournament (Phần 3)

Chế độ đánh thường: Tồi
Chế độ Arena: Tốt
Tổng thể: Trung bình

Một lá bài có vẻ linh hoạt, nhưng đây không phải lá bài Druid cần ở lượt 2. Chúng ta đã từng thấy Anodized Robo Cub bị thất sủng và Druid of the Saber cũng sẽ như vậy. Druid sẽ muốn ramp (tăng lượng mana) sớm với Wild Growth hơn là ra những minion như thế này. Có thể so sánh Druid of the Saber với Bluegill Warrior hoặc Gilblen Stalker, cả hai lá bài đó đều không phù hợp với những bộ bài Druid truyền thống.

Dù vậy trong Arena, lá bài này cũng sẽ tuyệt vời giống như Robo Cub, thậm chí nhỉnh hơn. Hiệu ứng Choose One rất mạnh trong Arena, đặc biệt là với một lá bài có chỉ số đã đạt mức trung bình như Druid of the Saber. Nó có thể trở thành một con Bloodfen Raptor có Stealth, hoặc một lá 2 mana 2 damage. Sự linh hoạt vào đầu game cho bạn quyền kiểm soát bàn và nhịp độ trận đấu tốt hơn - điều tối quan trọng trong Arena và dẫn đến chiến thắng.

Hearthstone: Đánh giá các lá bài Common trong The Grand Tournament (Phần 3)

Chế độ đánh thường: Tồi
Chế độ Arena: Tốt
Tổng thể: Trung bình

Một lá bài khá lạ. Bạn có thể có một lá Arcane Shot, hoặc phần còn lại từ một con Haunted Creeper bị tiêu diệt. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ muốn gây sát thương và so sánh với Wrath thì lá bài này hoàn toàn lép vế. Như đã nói ở trên, Druid sẽ muốn ramp sớm vào đầu game, do đó Living Roots là một lá bài không phù hợp với chiến thuật Midrange/Ramp Druid hiện tại. Nếu Aggro Token Druid trở lại, lá bài này sẽ có thể có cơ hội tỏa sáng.

Trong Arena, lá bài này tốt hơn nhiều. 1 mana gây 2 damage nói chung khá hữu ích và 2 minion 1/1 cũng tốt trong việc kiểu soát bàn vào đầu game. Có thể xếp lá bài này vào khoảng trên trung bình, tuy nhiên không phải là top đầu.

Hearthstone: Đánh giá các lá bài Common trong The Grand Tournament (Phần 3)

Chế độ đánh thường: Tồi
Chế độ Arena: Trung bình
Tổng thể: Trung bình

Wildwalker là một minion 4 mana 4/4 - một chỉ số ở dưới mức trung bình. Do đó, để có thể được sử dụng, nó cần có một tác dụng đặc biệt để cần bằng với chỉ số. So sánh với Dark Iron Dwarf hay Houndmaster, lá bài này có vẻ kém hiệu quả hơn nhiều.

Tác dụng của nó rõ ràng là hướng đến việc đưa Beast Druid trở thành một bộ bài có thể chơi được, nhưng tăng 3 máu thì không được tốt cho lắm. Nếu xét đến các lá bài beast mà Druid có thể ra vào đầu game, Druid of the Flame hầu như sẽ chọn dạng 2/5. Thêm 3 máu không thực sự giúp gì nhiều cho nó trong việc trao đổi quái, do chỉ có 2 sức tấn công. Điều tương tự cũng xảy ra với Haunted Creeper.

Trong Arena, lá bài này có thể được xuất hiện nhiều hơn. 4 mana 4/4 là dưới mức trung bình nhưng có thể chấp nhận được, và nếu nó có thể buff được cho một con beast, giá trị của nó sẽ được tăng lên nhiều.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.