Liệu công nghệ thực tế ảo có bứt phá trong năm nay - 2016?

26/01/2016 12:00 GMT+7

2016 - Một năm bùng nổ công nghệ với những kĩ thuật tiên tiến phát triển, công nghệ thực tế ảo (VR) cũng không ngoại lệ với tiềm năng mạnh mẽ của nó. Vậy liệu đây có phải là năm của VR?

"Thực tế ảo" (Virtual Reality - VR) - cụm từ quá quen thuộc khi trong năm 2015, nó đã được nhắc đến trên vô số trang tin, tràn ngập khắp trên internet, mạng xã hội v.v. Và có vẻ như 2016 sẽ là năm mà VR sẽ bùng nổ với những tính năng đột phá. Nhưng thực sự thì sao? Không ai có thể đoán trước được. Hãy cùng người viết điểm qua những ưu điểm, nhược điểm và khả năng thành công của VR trong năm nay.

Những ngày đầu đánh bóng tên tuổi

Thực tế ảo có thể đã được nghiên cứu và phát triển từ rất lâu nhưng gần đây nó nổi lên như một hiện tượng và dẫn đầu hiện tượng ấy chính là Oculus VR. Năm 2011, Oculus Rift bước đầu được lên ý tưởng và nghiên cứu bởi Palmer Luckey, sau đó hợp tác cùng John Carmack thiết kế và phát triển.

Vr

Bộ phát triển đầu tiên của Oculus Rift. (Ảnh: Wikipedia)

Sau một thời gian phát triển, họ đã đưa ra bộ Kit đầu tiên. Với những tính năng độc đáo, đột phá và mang đến những trải nghiệm vô cùng mới mẻ cho người dùng, mở đường cho một cuộc cách mạng thực tế ảo sau này.

Những ảnh hưởng tức thời

Thấy được sự đột phá trong công nghệ hình ảnh mà Oculus VR đã gặt hái được, vô số những công ty, những nhà phát triển đã nắm bắt lấy xu thế ấy. Cụ thể, thị trường điện thoại với vô số những hãng điện thoại lớn nhỏ đều bắt tay cùng những công ty chuyên về đồ họa để sản xuất cho mình một chiếc kính VR, chạy theo xu thế đang dần trở nên "hot" này.

VR

Kính VR dành cho điện thoại. (Ảnh: Cnet)

Sở hữu thiết kế khá đơn giản, tiện dụng, nhẹ nhàng nhưng liệu kính VR có đang thực sự được ưa chuộng ?

2016 - Thành công hay chỉ là một luồng gió mới

Đột phá, mới lạ, cho phép bạn đắm chìm vào thế giới ảo mà bản thân có thể tự do tung hoành, tự do làm chủ cả thế giới ấy. Có vẻ như với ý tưởng ấy, kính VR đang làm rất tốt

Bạn còn nhớ kì E3 2015 vừa rồi, Bandai Namco đã tung ra 1 đoạn tech demo của Summer Lessons cho Playstation VR. Đoạn demo này đã khiến những game thủ đang còn "cô đơn" điên đảo về độ chân thực của nhân vật nữ trong game đến nỗi họ còn thốt lên: "Ai mà cần bạn gái chứ!". Bên cạnh đoạn tech demo ấn tượng, Playstation còn giới thiệu thêm kha kha những game hỗ trợ VR chẳng hạn như: Until Dawn: Rush of Blood, RIGs, Battlezone v.v.

Oculus Rift cũng đã công bố cơ số game được VR hỗ trợ nổi bật như như Rock Band VR, Fated v.v. sống động, chân thực bạn như hoà mình vào chính các nhân vật trong game vậy.

HTC và Valve hợp tác chen chân vào thị trường VR, với những tính năng độc đáo không kém gì 2 "ông lớn" Oculus và Playstation tạo nên một cuộc đua vô cùng gay cấn.

SML

Summer Lessons - Tựa game khiến biết bao game thủ "chảy máu mũi". (Ảnh : Playstation)

Nhưng, khi mà Playstation VR và HTC Vive chưa công bố giá bán và ngày bán chính thức thì Oculus Rift đã có giá "niêm yết" khá chua chát, đó là... 600 USD để sở hữu chiếc kính thực tế ảo. Mức giá "trên trời" này đã gây không ít thất vọng cho những người yêu thích VR. Nếu bạn... ăn mì cả tháng để mua game thì để mua Oculus Rift bạn phải ăn mì... cả năm đấy.

Thêm một tin buồn nữa là để đáp ứng được nhu cầu của chiếc Oculus bạn phải có một chiếc PC thuộc hàng "khủng long bạo chúa" với Core i5 hoăc Core i7 dòng K, GTX970/AMD 290 trở lên, Ram 8GB, chắc chắn chỉ có đại gia mới có đủ tài chính để sắm những thứ "trên trời" này.

VR

Oculus Rift sẽ có giá trên trời và phần cứng đề nghị cực kì cao. (Ảnh: Wiki)

Trở ngại trên khiến người tiêu dùng khó chạm tay đến sản phẩm mình ưa thích, nhưng nếu khi đã chạm tay vào rồi nó có thực sự phát huy hết giá trị như số tiền mà người mua bỏ ra?

Số lượng phần mềm hỗ trợ ít ỏi, điển hình là game. Với số lượng game đếm trên đầu ngón tay, cả Oculus Rift, Playstation VRHTC Vive đều chưa thực sự mang lại ấn tượng. Những game được hỗ trợ chỉ mang dáng vẻ hào nhoáng, phô diễn sức mạnh đồ họa.

Tính tương tác vẫn khá thấp khi người sử dụng chỉ có thể di chuyển đầu qua lại để ngắm nhìn cảnh vật xung quanh, vẫn phải sử dụng chuột và phím hay controller để tương tác. Có thể nói, Playstation Move vẫn là thứ duy nhất mang lại trải nghiệm tốt hơn khi dùng chung với VR. Vẫn chưa có nhiều game có chiều sâu, có cốt truyện xuất sắc để ta có thể đắm chìm vào thế giới ảo một cách hoàn hảo nhất.

Khi bạn có trong tay thiết bị như vậy, hẳn rằng bạn muốn sử dụng nó một cách tốt nhất, chơi những game đáng chơi nhất, chứ không phải những game nhợt nhạt và thiếu chiều sâu.

Vr

Kính VR vẫn chưa mang đến trải nghiệm tốt nhất so với tầm giá. (Ảnh: Geek)

Lời kết

2016 - Năm công nghệ bùng nổ và công nghệ VR cũng vậy, tuy nhiên, bùng nổ không hẳn là thành công với những khuyết điểm và ưu điểm kể trên. Có thể, công nghệ VR sẽ không thành công trong năm nay, nhưng với tiềm năng to lớn, chắc chắc nó sẽ phát triển mạnh và thành công trong những năm sau nữa, chúng ta hãy cùng chờ xem.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.