Lợi thế và khó khăn của game di động trên con đường eSports

Tiến Đạt
Tiến Đạt
05/01/2016 08:00 GMT+7

Cùng tìm hiểu về những lợi thế và khó khăn của game di động trên bước đường vươn mình trở thành môn thi đấu thể thao điện tử (eSports).

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường điện thoại di động, các trò chơi trên di động ngày một hoàn thiện hơn với những cải tiến về đồ họa và lối chơi. Trong xu thế đó, một bộ phận các game mobile đã và đang chuyển mình thành các môn thi đấu thể thao điện tử (eSports). Vậy, để trở thành game eSports, các trò chơi mobile có những lợi thế và khó khăn nào?

Các lợi thế

1. Nhỏ, gọn

Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, các thiết bị di động đang ngày một nhỏ, gọn hơn. Nếu nhìn qua eSports trên PC, chúng ta dễ dàng nhận thấy tại đây không hề có sự nhỏ gọn giống các thiết bị di động.

Lợi thế và khó khăn của game di động trên con đường eSports

Các thiết bị di động có lợi thế nhỏ gọn

Chính bởi không có sự tiện gọn này nên mỗi lần vận chuyển PC đến các địa điểm thi đấu là vô cùng phức tạp. Hỏng hóc, khó thay thế linh kiện là những điều gặp thường xuyên khi tổ chức các giải đấu eSports. Nhưng với các thiết bị di động, sự phức tạp và khó khăn này đã không còn nữa. Dễ vận chuyển, dễ thay thế và nhỏ gọn chính là những ưu điểm của các thiết bị di động.

2. Phần cứng mạnh mẽ

Trong 5 năm trở lại đây, phần cứng trên các thiết bị di động là có nhiều sự phát triển tích cực nhất. Từ các thiết bị di động chỉ có thể chơi được game xếp hình (Tetris) hay nuôi rắn (Snake) thì giờ đây, rất nhiều các game 3D tuyệt đẹp được đưa lên nền tảng di động.

Lợi thế và khó khăn của game di động trên con đường eSports

Ngày càng có nhiều game mobile sở hữu đồ họa đẹp mắt

Nói đến các game 3D, chúng ta thường nghĩ ngay đến các vấn đề như giật, lag, delay v.v. Nhưng với các thiết bị vừa mạnh mẽ lại vừa túi tiền game thủ hiện nay thì những vấn đề kể trên đã không còn nữa.

3. Dễ phổ biến

Bạn sẽ tốn hàng giờ liền chỉ để học cách điều khiển và hiểu các hoạt động của 1 game trên PC. Còn trên các thiết bị di động, thời gian để bạn hiểu mọi vấn đề trong game chỉ vỏn vẹn là... vài ba phút mà thôi. Một sự chênh lệch không nhỏ giữa 2 trường phái PC và mobile.

Sự đơn giản trong các thao tác, hoạt động trên các thiết bị di động chính là những yếu tố cực kì quan trọng để mọi người nhanh nắm bắt các vấn đề trong game.

4. Đa nền tảng

Thị trường di động được chia thành rất nhiều các nền tảng khác nhau như iOS, Android, Window Phone. Nhưng đây cũng là điều dễ hiểu. Bởi không phải ai cũng đủ hầu bao cho các thiết bị chạy hệ điều hành iOS. Đại đa phần người dùng sẽ lựa chọn Android hoặc Window Phone bởi giá thành rẻ và phần cứng cũng chỉ kém đôi chút các thiết bị chạy iOS mà thôi.

Lợi thế và khó khăn của game di động trên con đường eSports

Có nhiều lựa chọn cho người dùng mobile

Các tựa game trên di động thường được các nhà phát triển tối ưu rất tốt trên 2 nền tảng chính là iOS và Android nên cho dù bạn có mua các thiết bị di động tầm trung vẫn có thể chiến các game eSports vi vu thoải mái.

5. Tính di động

Mobile – cái tên nói lên tất cả. Bạn sẽ không cần phải ngồi chờ cho đến khi về nhà hoặc ra tiệm Internet để được trải nghiệm tựa game mình thích. Đối với các game eSports trên di động, bạn có thể trải nghiệm chúng ở bất kì đâu.

Những rào cản

1. Thời lượng pin

Trong 5 năm ngành công nghiệp thiết bị di động bùng nổ, công nghệ về pin là chậm tiến nhất.

Chính điểm yếu về thời lượng pin đã làm cho người chơi cảm thấy nuối tiếc khi đang trải nghiệm dở các game eSports trên di động.

Lợi thế và khó khăn của game di động trên con đường eSports

Pin – nhược điểm lớn của các thiết bị di động

Trong thi đấu eSports trên mobile, để khắc phục điểm yếu này, ban tổ chức thường cắm thiết bị di động vào pin sạc dự phòng, hoặc cắm sạc trực tiếp. Song chính những cách này lại gò bó quá trình điều khiển, thi đấu của game thủ.

2. Màn hình

Màn hình là phần tiêu tốn pin nhất trong tất cả các thiết bị di động. Màn hình càng to độ tiêu hao pin càng nhiều. Nhưng nếu thiết kế các màn hình cỡ nhỏ, người dùng sẽ quay đầu với sản phẩm. Chưa kể các game eSports trên di động lại yêu cầu độ chính xác cao trong từng thao tác. Nên dù biết là tốn pin, các nhà sản xuất vẫn phải tung ra các thiết kế và sản phẩm với màn hình cỡ bự (khoảng 4 – 5,5 inch).

Song các thiết kế màn hình hiện nay vẫn chưa thực sự tối ưu cho các game eSports. Đa phần, các tựa game eSports MOBA hay FPS, người chơi phải chia sẻ màn hình cho khu vực bấm cảm ứng phục vụ di chuyển. Không giống với PC, game thủ được trải nghiệm với 1 màn hình tách biệt riêng với chuột và bàn phím. Nên khi so sánh về độ thoải mái khi điều khiển các game MOBA hay FPS, mobile vẫn còn một chặng đường dài nếu muốn đạt đến đẳng cấp của PC.

3. Độ tương thích phần mềm

Nhắc đến độ tương thích phần mềm, chúng ta sẽ phải nói đến việc tự động đóng phần mềm trên các thiết bị Android (lỗi “has stoped working”).

Trong thi đấu eSports trên di động, hộp thoại “has stoped working” chính là bài toán cực khó đối với ban tổ chức. Bởi khi xuất hiện hộp thoại, rất khó để relog lại trận đấu, đây luôn là nỗi ác mộng đối với các ban tổ chức các giải đấu mobile eSports.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.