Tiến sỹ Đào Lê Na: Nên ủng hộ game giáo dục

21/01/2016 17:02 GMT+7

Trong một buổi thảo luận gần đây, Tiến sĩ, giảng viên Đào Lê Na đã có nhiều chia sẻ thẳng thắng về câu chuyện game và giáo dục - đề tài rất được quan tâm trong nhiều năm gần đây.

Tiến sỹ trẻ Đào Lê Na, hiện là giảng viên của khoa Văn học và Ngôn ngữ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, lĩnh vực nghiên cứu của cô là nghệ thuật truyền thống, lý thuyết nghệ thuật, lý thuyết cải biên và điện ảnh.

dao le na

PV: Được biết trước đây bà từng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về trò chơi dân gian Việt Nam. Vậy theo bà, quá trình đô thị hóa cùng sự phát triển không ngừng của công nghệ đã làm thay đổi hình thức giải trí của trẻ em như thế nào?

Tiến sỹ Đào Lê Na: Trước đây, tôi có thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học về trò chơi dân gian của trẻ em ở một khu vực đang bị đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Ở khu vực này, trẻ em vẫn còn chơi một số trò chơi dân gian nhưng ngôn ngữ và cách chơi cũng có nhiều biến đổi. Sự phát triển của công nghệ khiến cho trẻ em làm quen với các thiết bị điện tử thông minh sớm hơn và các em bị lôi cuốn bởi những trò chơi công nghệ nhiều hơn là những trò chơi trên thực tế.

dao le na

PV: Sự phát triển đó, theo bà là tích cực hay tiêu cực và vì sao?

Tiến sỹ Đào Lê Na: Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ, vì vậy sự phát triển của công nghệ tác động rất lớn đến điều kiện làm việc và đời sống con người. Tuy nhiên, công nghệ cũng giống như một con dao hai lưỡi. Nếu chúng ta biết cách sử dụng nó thì nó sẽ mang đến cho chúng ta rất nhiều kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu lạm dụng công nghệ thì con người sẽ trở nên lười nhác và cảm xúc bị bào mòn. Đối với trẻ em, người lớn càng phải có những cách giáo dục phù hợp chứ không thể là ngăn cấm.

PV: Trong thời đại Công nghệ thông tin, nhắc đến trò chơi của trẻ em không thể không nhắc đến game, gần gũi nhất là game trên điện thoại di động. Theo bà, những thể loại game như thế nào là phù hợp với trẻ em và thanh thiếu niên?

dao le na

Tiến sỹ Đào Lê Na: Trong đề tài NCKH về trò chơi dân gian trước đây, tôi cũng có nhắc đến việc thiết kế game trên các thiết bị công nghệ như một xu thế tất yếu của thời đại và cũng gặp rất nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người lo lắng, khi trẻ em mê game sẽ ảnh hưởng đến việc học tập. Tuy nhiên, phải nên hiểu một điều rằng, game có nhiều loại game. Khi trẻ em học tập mệt mỏi thì cũng cần có những trò chơi để các em giải trí. Vì vậy, theo tôi, những trò chơi phù hợp với trẻ em là những trò chơi theo kiểu giải câu đố, kích thích trí tưởng tượng như đuổi hình bắt chữ hay các trò chơi xếp hình giúp phát triển tư duy logic, hoặc những trò chơi giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ và học tiếng Anh tốt hơn.

PV: Bà có ủng hộ việc chuyển thể các phim hoạt hình nổi tiếng dành cho trẻ em thành game cho lứa tuổi này không? Đơn cử như game mobile Mask Masters được chuyển thể từ phim hoạt hình nổi tiếng cùng tên Mask Masters của Hàn quốc?

Tiến sỹ Đào Lê Na: Cá nhân tôi ủng hộ việc chuyển thể các phim hoạt hình nổi tiếng dành cho trẻ em thành game vì những bộ phim hoạt hình nổi tiếng thường mang đến hiệu quả giáo dục cao cho trẻ. Việc thiết kế game dựa trên những bộ phim này đòi hỏi trẻ em tưởng tưởng và tái sáng tạo trên những nội dung của những bộ phim đã biết. Mask Masters PLAP cũng giúp trẻ phát triển tư duy logic và tái hiện lại những nhân vật siêu anh hùng – giấc mơ lớn của các cô cậu bé. Những game như vậy tôi rất ủng hộ.

dao le na

Tôi vẫn nghĩ có một ngày nào đấy được thấy trẻ em dùng trí thông minh hoặc sự sáng tạo của mình để giúp mèo Tom đấu trí với Jerry hoặc trổ tài cùng Pink Panther thì chắc hẳn sẽ thú vị lắm.

PV: Theo bà, nếu Việt Nam làm game thuần Việt dành cho trẻ em với tính giáo dục cao, đề tài nào sẽ mới lạ và phù hợp cho trẻ em Việt Nam?

Tiến sỹ Đào Lê Na: Ở Việt Nam không có nhiều phim hoạt hình nổi tiếng nhưng kho tàng văn học dân gian thì rất phong phú. Nếu làm game thuần Việt dành cho trẻ em với tính giáo dục cao thì có thể cho trẻ những game viết lại truyện dân gian. Ví dụ từ truyện Tấm Cám, game sẽ thay đổi những chi tiết, tình tiết nào đấy và bắt buộc trẻ phải suy nghĩ để tạo ra một câu chuyện hoàn chỉnh khác.

dao le na Cô Đào Lê Na sinh năm 1986, bắt đầu công tác tại khoa Văn học và Ngôn Ngữ (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn) từ năm 2008 ở vị trí giảng viên. Cô đạt học vị Tiến sỹ vào năm 2014, chuyên ngành Lý luận Văn học. Trước đó, cô Lê Na đã có quãng thời gian học Thạc Sỹ tại Đài Loan, chuyên ngành Quản lý Nghệ thuật.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.