"Tiểu sử" tên gọi của các tựa game kinh điển

20/01/2015 15:00 GMT+7

Một game được coi thành công phải dựa vào nhiều yếu tố, trong đó đặt tên cho trò chơi là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng.

Có bao giờ bạn tự hỏi tên gọi của các tựa game nổi tiếng mình từng chơi có nguồn gốc từ đâu chưa? Nếu có thì ãy cùng Thanh Niên Game tìm hiểu về nguồn gốc tên gọi của chúng nhé.

Pac-Man

Nguồn gốc tên gọi của các tựa game kinh điểnd

Việc sáng tạo game dựa trên hình thức ăn uống là điều không hề dễ dàng. Thế nhưng Tu Iwatani - nhân viên của Namco đã làm được điều đó vào năm 1980, dựa trên ý tưởng một chiếc bánh pizza bị mất một miếng nhỏ. Người chơi phải điều khiển chiếc bánh sao cho nó vừa ăn một loạt các dấu chấm trên đường đi vừa phải trốn thoát khỏi sự truy đuổi của những bóng ma trong mê cung rộng lớn.

Ban đầu, tựa game được đặt tên là Pakkuman, lấy cảm hứng của từ tượng thanh tiếng Nhật “paku-paku”, mô tả âm thanh ăn uống. Khi game được phát hành ra thị trường, tựa game đã được đổi thành Puck-Man.

Nhưng khi Puck-Man ra mắt ở Bắc Mỹ, một vấn đề được đặt ra về ý nghĩa của tựa game khi các game thủ có thể thay đổi chúng bằng cách sửa chữ cái đầu từ P thành… F. Một thỏa thuận đặt ra giữa hai bênvà tựa game được đổi thành Pac-Man sau đó. Nhờ vào các chiến dịch quảng bá tại Mỹ, cái tên Pac-Man trở thành tên gọi chung trên toàn thế giới.

Metroid

Nguồn gốc tên gọi của các tựa game kinh điển

Tựa game cổ điển của hãng Nintendo là sự kết hợp hai từ: metro, từ có ý nghĩa tương tự như subway (xe điện ngầm), ám chỉ đến ý tưởng thiết kế game; và android, đề cập đến nhân vật chính của trò chơi, Samus Aran, được tạo hình như một robot xuyên suốt game.

Tetris

Nguồn gốc tên gọi của các tựa game kinh điển

Khi đặt tên cho game nổi tiếng dễ gây nghiện của mình, nhà thiết kế game người Nga Alexey Pajitnov quyết định kết hợp hai từ: tetromino và tennis. Tetromino là dạng hình học gồm bốn ô vuông và tennis chính là môn thể thao yêu thích của ông.

Grand Theft Auto

Nguồn gốc tên gọi của các tựa game kinh điển


Theo nhà phát triển game kỳ cựu Gary Penn cho biết, ban đầu GTA có tên gọi khác là Race ‘n’ Chase. Trong game, bạn không chỉ nhập vai một tay ăn cắp xe, mà còn có thể đóng vai một cảnh sát đuổi bắt tội phạm.

Wolfenstein 3D

Nguồn gốc tên gọi của các tựa game kinh điển

Game Wolfenstein 3D đã tạo ra một thể loại mới hoàn toàn: bắn súng. Tuy nhiên, đặt tên gọi cho game khá khó. Cái tên “Wolfstone” được sử dụng lần đầu vào năm 1981 khi Muse Software phát hành Castle wolfenstein trên hệ máy Apple lle.

Trong game, bạn có nhiệm vụ phải tìm ra những kế hoạch bí mật của phe Nazi (Đức Quốc Xã) và loại bỏ chúng ra khỏi cuộc chơi. Castle wolfenstein không chỉ đơn giản là chạy và bắn (run and gun) mà game còn pha trộn yếu tố ẩn nấp, né tránh. Vì vậy, game Castle wolfenstein đã tiên phong cho các dòng game thuộc thể loại “stealth” (lén lút) nổi tiếng sau này như Metal GearSplinter Cell.

Wolfenstein 3D năm 1992 chịu ảnh hưởng mạnh bởi tựa game tiền nhiệm, id Software hy vọng có thể sử dụng tên này nếu việc chi phí cấp phép không quá đắt. Tuy nhiên, Muse Software đã dừng hoạt động vào năm 1987 nên tên game không còn được bảo vệ bởi luật bản quyền và được sử dụng tự do.

Doom 

Sau thành công của Wolfenstein 3D, nhà thiết kế của id Software, John Carmack tích cực trình làng sản phẩm game mới. Ý tưởng trò chơi dựa trên 2 bộ phim đình đám là Aliens và Evil dead II, vì vậy John Carmack dự định đặt tên cho game là It’s green and pissed. Nhưng dường như tựa game này không thu hút được sự chú ý của người chơi vì game sẽ rất khó bán với tên gọi đó.

Trong một lần tình cờ, khi John đang xem bộ phim có tên The Color of Money do nam tài tử Tom Cruise thủ vai chính. Trong phim có một phân cảnh mà nhân vật Vincent (Cruise đóng) đang nắm giữ món hàng trao đổi. Một tay chơi bida đi ngang qua và hỏi “Nó có ở đây không?” Vincent xoa cái hộp và trả lời “ở đây”, “Doom”. Tựa game Doom  đã ra đời từ câu trả lời của Vincent. John Carmack nghĩ rằng tên game này sẽ mang lại thành công cho công ty của mình một tung ra thị trường và… ông đã đúng.

Guerrilla War

Nguồn gốc tên gọi của các tựa game kinh điển

Trong năm 1987, SNK phát hành loại hình game với góc chơi từ trên xuống (top-down) “vừa chạy vừa bắn”, có thể gọi là game du kích. Nhân vật trong trò chơi được chia làm hai phiến quân, một bên là quân đội mũ nồi và một bên là quân đội của vị vua độc ác. Nhiệm vụ của người chơi là xâm chiếm hòn đảo nhiệt đới và lật đổ chế độ độc tài của nhà vua. Trong game, bạn có thể sử dụng súng máy, lựu đạn và xe tăng để tiêu diệt kẻ địch.

Đây là một phiên bản của Mỹ. Trò chơi có đôi phần tương đồng với Guevara ngoại trừ nhân vật trong game là hai vị anh hùng dân tộc của Cách mạng Cuba: Che Guevara và Fidel Castro. Trò chơi dựa trên sự kiện có thật trong lịch sử Cuba: sự nổi dậy của các anh hùng chống lại chế độ độc tài của Fulgencio Batista.

Guerrilla War cũng được lấy ý tưởng từ các số liệu và sự kiện và lịch sử chiến tranh lạnh của Mỹ, tuy nhiên hình tượng hai nhân vật Che và Castro vẫn có những nét tương đồng khá rõ ràng.

The Legend of Zelda

Nguồn gốc tên gọi của các tựa game kinh điển

Cốt truyện game xoay quanh vị anh hùng Link bảo vệ công chúa Zelda khỏi nguy hiểm. Theo Shigeru Miyamoto, nhà phát triển game, ông lấy càm hứng từ tên Zelda Fitzgerald, vợ của nhà văn F. Scott Fitzgerald, đơn giản chỉ vì ông thích âm thanh khi gọi tên nó.

Đối với nhân vật Link, ban đầu Shigeru dự định sẽ đặt tên là Chris hoặc Christo theo cha đỡ đầu của ông, nhưng tên Link cuối cùng được lựa chọn bởi vì ông nghĩ Link là "liên kết" giữa các game thủ và thế giới tưởng tượng của trò chơi. Tất nhiên, nếu bạn không thích tên Link bạn luôn có thể chọn cho anh ta bất cứ tên gì bạn thích khi bắt đầu game. Nếu bạn quyết định gọi anh ta là Zelda, bạn sẽ mở khóa một quả trứng Phục Sinh (Easter Egg) cho phép chơi game ở độ khó cao hơn.

Final Fantasy

Nguồn gốc tên gọi của các tựa game kinh điển

Vào khoảng năm 1983, Hironobu Sakaguchi đã bỏ học giữa chừng để ông có thể theo đuổi công việc phát triển game tại Square. Tuy nhiên, ông bắt đầu tự hỏi công việc phát triển game liệu có thực sự dành cho mình? Sakaguchi quyết định thực hiên bước đột phá với ý tưởng mới nhất của mình - game nhập vai (role - playing game). Nếu nó không thành công, ông sẽ trở lại trường đại học để hoàn thành bằng kỹ thuật điện của mình.

Được ăn cả ngã về không, Sakaguchi quyết định gọi tên game là: Final Fantasy vì ông nghĩ nó rất có thể sẽ là trò chơi cuối cùng của mình. Nhưng sự thật không phải vậy. Điều kì diệu đã xảy ra khi trò chơi bán được 400.000 bản cho hệ máy NES, kéo dài đến 14 phần tiếp theo, và ra mắt nhiều phiên bản spin-off (ngoại truyện).

Yars’ Revenge

Nguồn gốc tên gọi của các tựa game kinh điển

Một trong những game bán chạy hơn bao giờ hết trên hệ máy Atari 2600. Yars’ revenge được đặt theo tên CEO của Atari là ông Ray Kassar. Trong đó, các loài côn trùng ngoài hành tinh, Yar, là chữ Ray được đánh vần ngược. Hành tinh Razak của loài côn trùng này là ngữ âm cuối trong tên của Ray Kassar.

Q*bert

Nguồn gốc tên gọi của các tựa game kinh điển

Khi 2 nhà phát triển trò chơi Gottlieb là Warren Davis và Jeff Lee bắt đầu thiết kế chi tiết cho game Q*bert, ban đầu họ gọi là Cubes sau khi MC Escher lấy cảm hứng từ hộp mà nhân vật chính bước nhảy trên đó. Sau khi họ bổ sung thêm khả năng bắn những quả bóng chứa chất nhờn từ mũi của nhân vật, họ đã thay đổi tên thành Snots và boogers.

Nhưng họ nhanh chóng nhận thấy rằng, những chi tiết được thêm vào game trở nên quá phức tạp, cái tên đã không thực sự có ý nghĩa nữa, do đó, nhóm buộc phải suy nghĩ một tên mới. Một ý tưởng đã được đưa ra để đặt tên cho trò chơi: Grawlixes, từ xuất hiện khi người chơi bị truy đuổi bởi một kẻ xấu.

Nhóm phát triển cũng nghĩ về việc đặt tên cho các nhân vật chính, đến lúc đó, vẫn chưa có một cái tên nào phù hợp. Một nhà thiết kế trong nhóm đã đưa ra ý kiến: Hubert, từ sau này được kết hợp với Cubes thành Cubert. Nhưng khi các nhà thiết kế nghệ thuật tạo dựng logo, họ đã thay đổi thành Q-bert. Cuối cùng, nhóm bỏ dấu gạch ngang và kết quả cuối cùng là cái tên: Q*bert.

Halo

Nguồn gốc tên gọi của các tựa game kinh điển

Con đường lên hàng “sát thủ" trên hệ Xbox của Halo tạo ra không ít khó khăn cho những nhà phát triển game ở Bungie Studios. Kế hoạch phát triển ban đầu là một trò chơi chiến thuật thời gian thực được gọi Solipsis, đặt theo tên của một hành tinh nơi game diễn ra. Cuối cùng, game được thiết kế lại thành một game bắn súng.

Trò chơi cũng được đặt rất nhiều những tên gọi khác nhau qua các giai đoạn phát triển, bao gồm: Star Maker, Star Shield, Hard Vacuum, The Crystal Palace, The Santa Machine, Monkey Nuts.

Sau khi đồng sáng lập của công ty quyết định ông không thể nói với mẹ của mình rằng ông đang phát triển một game có cái tên “siêu chuối” Monkey Nuts (Đậu Phộng). Cuối cùng, tinh cầu Solipsis được gọi là: "Halo", lấy cảm hứng từ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của tác giả Iain M. Banks. Mặc dù hãng Bungie đã lo ngại rằng cái tên Halo quá ư là… nữ tính đối với các game thủ “hardcore” nhưng kết quả game lại rất được ưa chuộng.

Donkey Kong

Nguồn gốc tên gọi của các tựa game kinh điển

Mặc dù "Kong" là nickname phổ biến ở Nhật Bản dành cho loài khỉ nhưng không loại trừ game Donkey Kong lấy cảm hứng từ bộ phim năm 1933 - King Kong. Một phiên bản khác của game có tên gọi là: Monkey kong, nhưng do lỗi chính tả nên game được đổi tên thành: Donkey Kong.

Universal Pictures đã kiện Nintendo vào năm 1982, bởi vì họ cảm thấy cái tên Donkey Kong quá giống với King Kong. Nintendo đã thuê luật sư John Kirby, người chỉ ra sự khác biệt đáng kể giữa game và phim. Cuối cùng, Nintendo thắng kiện và Universal phải trả 1,8 triệu USD cho chi phí pháp lý và bồi thường thiệt hại. Để tỏ lòng biết ơn luật sư John Kirby, Nintendo đã mua một chiếc thuyền buồm đề tên Donkey Kong cho ông. Cũng có tin đồn rằng nhân vật game Kirby nổi tiếng của Nintendo được đặt theo tên của vị luật sư này. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.