Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

07/08/2014 08:00 GMT+7

Triển lãm ChinaJoy 2014 tại Trung Quốc kết thúc với một dư âm mà hầu như ai tham gia cũng nhận ra: “Đã đến thời cho game mobile online thật sự lên ngôi”.

Triển lãm game quốc tế tại Trung Quốc, ChinaJoy 2014, diễn ra từ ngày 31.7 đến 4.8.2014. Hàng trăm công ty game, hầu hết là từ nước chủ nhà Trung Quốc cùng các công ty game nước ngoài đã tham gia triển lãm này, thu hút hơn 250.000 lượt khách đến tham quan (theo tạm tính từ ban tổ chức).

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

Toàn cảnh khu triển lãm Tân quốc tế Thượng Hải.

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

Bảng hiệu chào mừng các game thủ tại khu vực B2C.

ChinaJoy 2014 chiếm một diện tích hơn 95.000 mét vuông tại Trung tâm triển lãm Tân quốc tế Thượng Hải. Triển lãm chiếm 8 sảnh lớn của trung tâm, với 2 sảnh dành riêng cho B2B (dành cho các doanh nghiệp đón tiếp đối tác, game thủ bình thường không thể vào), và 6 sảnh còn lại dành cho tất cả mọi người tham gia (có bán vé). Đó là chưa kể đến các hội nghị, hội thảo về kinh doanh phát triển game, được tổ chức tại các khán phòng thuộc khách sạn Kerry Pudong, nằm ngay sát bên khu triển lãm.

B2C: Showgirl và quà tặng... đánh gục game thủ

Trong ngày đầu triển lãm, Thanh Niên Game quyết định xâm nhập khu vực đông vui nhất của ChinaJoy 2014 là 6 sảnh triển lãm B2C (dành cho game thủ). Như đã đề cập trong bài viết trước, có sự phân chia rạch ròi giữa các công ty game lớn và nhỏ. Dù lớn hay nhỏ, công ty game nào cũng cố gắng biến khu triển lãm của mình trở nên hoành tráng và bắt mắt hết mức có thể với hình ảnh các sản phẩm game của mình, thông các màn hình lớn trình chiếu trailer và hàng loạt máy tính, điện thoại, tablet phục vụ cho việc trải nghiệm game. Thêm vào đó là hầu như ở đâu cũng sử dụng “chiêu bài” hút khách quen thuộc là đội ngũ showgirl, PG yêu kiều, thướt tha cho đến nóng bỏng và sexy.

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

 Ai cũng thủ sẵn thiết bị để ghi hình, không phải game, mà là các "hot girl".

Dạo quanh khu vực B2C, dễ dàng nhận thấy những hàng dài dằng dặc các game thủ xếp hàng để được vào từng gian hàng để được chơi game. Quan sát và thử xếp hàng, Thanh Niên Game nhận thấy để được vào chơi các gian hang “hot” như của Blizzard, Tencent, Shanda (nhà phát hành Final fantasy XIV Online), 9You (kết hợp với Bandai Namco trưng bày các sản phẩm về robot Gundam), v.v., các game thủ nhiều khi phải mất đến... cả tiếng đồng hồ mới có thể đến lượt mình vào chơi. Thế nhưng, có thể thấy các game thủ Trung Quốc vẫn vui vẻ và kiên trì xếp hàng.

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

Chơi game tại gian hàng Blizzard.

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

Xếp hàng dài, ngay cả dưới trời mưa.

Tuy nhiên, theo Thanh Niên Game, phần nhiều lý do để mọi người chịu kiên nhẫn như vậy không phải nằm ở những tựa game hot. Dĩ nhiên có những game “hot” thật, chẳng hạn như Heroes of the storm của Blizzard, nhưng hầu hết tại khu B2C, các game được trưng bày đều là những tựa game ai cũng nhẵn mặt, rất ít có những game mới thuộc dạng "bom tấn" được giới thiệu tại đây, ngoại trừ… hàng đống game mobile. Vậy thì điều gì thu hút các game thủ đến vậy?

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

Đi đâu cũng thấy showgirl khoe dáng.

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

Không phải nhiều, mà là rất, rất, rất nhiều người đẹp. (Ảnh: 17173) 

Rất đơn giản, có 2 thứ, đó là… showgirl và quà tặng. Về các showgirl thì không cần phải dông dài, chỉ cần các công ty “điều động” hàng chục, thậm chí hàng tram cô nàng xinh đẹp bước ra là lập tức các game thủ “bay đến” ngay tắp lự, thi nhau chụp hình, quay phim. Tuy nhiên, với những ai chịu khó xếp hàng để vào trong, sẽ được hưởng nhiều “ưu đãi” hơn như được khoác vai showgirl chụp hình, hay thậm chí được các cô nàng xinh đẹp đứng kế bên quạt cho chơi game, hay chỉ bảo tận tình các chơi một game nào đó. 

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi 

Showgirl luôn là điểm thu hút các game thủ nhất.

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi 

Được chơi game cùng người đẹp, chẳng "nam nhân" nào là không thích! 

Lý do thứ 2 là có lẽ không game thủ nào có thể kiềm lòng được với các phần quà được tặng. Đó chỉ là những thứ rất đơn giản như thú nhồi bông, quạt tay (rất thiết thực với không gian triển lãm chật cứng người và nóng nực) cho đến những cây búa cao su to uỵch… Quà thì chẳng mang nhiều ý nghĩa về giá trị, chủ yếu “vui là chính” nhưng có thể là một “bảo chứng” cho thấy game thủ đó đã vào được khu triển lãm của một công ty nào đó. Vì vậy, ai cũng vui vẻ khi có quà đem về.

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

Thứ hấp dẫn không kém là quà tặng...

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

Ai cũng muốn được "tay xách nách mang" khi ra về.

Có lẽ ngoại lệ duy nhất là khu triển lãm của Tencent. Đúng như họ đã hứa hẹn, Tencent không tuyển một cô nàng showgirl nào, mà chỉ chuyên tâm trình diễn game. Tuy nhiên, khó có thể để các hãng game khác bắt chước Tencent, khi mà "ông lớn" này đang nắm giữ những tựa game eSports rất "hot" là Liên minh huyền thoạiFIFA online 3. Chỉ cần mời các đội game danh tiếng đến thi đấu, là có thể thu hút hàng ngàn game thủ chăm chú đứng hay ngồi bệt xuống sàn theo dõi, từ đầu ngày cho đến khi ban tổ chức thông báo đóng cửa cuối ngày.

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

Hàng ngàn game thủ chen nhau theo dõi trận đấu LMHT giữa Team WE và EDG tại khu vực hãng Tencent.

B2B: Đất diễn của game mobile

Sau khi chen lấn… chụp hình showgirl và giành quà chán chê với đội ngũ game thủ… khá hung hãn (đúng nghĩa đen), Thanh Niên Game chuyển qua tham quan khu vực B2B của triển lãm. Trái ngược với B2C, khu B2B của ChinaJoy 2014 yên ắng, lịch sự hơn hẳn. Cũng dễ hiểu: đây là nơi các công ty game gặp gỡ nhau, chứ không phải nơi các game thủ tranh nhau chụp hình với… gái.

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

Bước sang khu vực này, người viết có dự định rõ ràng là xem các công ty game tham gia tại đây có những sản phẩm “bom tấn” nào để chào mời đối tác hay không, sau khi đã khá thất vọng với khu B2C chẳng có tựa game mới nào tạo tiếng vang. Thế nhưng, đập ngay vào mắt người viết sau khi làm một vòng là… đâu đâu cũng thấy game mobile.

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

Có thể nói, ChinaJoy 2014 là một triển lãm của game mobile.Hầu hết các sản phẩm được các công ty giới thiệu đều là game mobile, webgame và game client chiếm tỉ lệ không nhiều. Âu cũng là điều hợp lý vì rõ ràng, xu hướng game online tại châu Á hiện nay đang dịch chuyển sang game mobile. Đặc biệt là tại Trung Quốc, khởi đầu là game client, sau đó đến lượt webgame. Nay hai hình thức này đã dần thoái trào, nhường chỗ cho game online trên nền tảng di động lên ngôi.

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

Minh chứng cho điều này là sự có mặt của các ông lớn trong ngành game di động thế giới như Google, Amazon và Unity. Đó là chưa kể các nhà phát triển game địa phương, điển hình là Tây Sơn Cư, nơi cho ra đời dòng game VLTKKiếm thế huyền thoại, đã đem đến triển lãm toàn game mobile.

Như đã nói, khu vực B2B là nơi các công ty game gặp gỡ và tìm kiếm đối tác mới, với động thái đơn giản nhất là gặp nhau, làm quen và… trao đổi namecard. Những công ty game lớn, đầu tư khu vực của mình công phu hơn, lắp đặt những bộ xô pha khá tiện nghi để dành tiếp khách, hay thậm chí một số nơi, còn đặt cả một quầy bar cùng anh chàng bartender túc trực để phục vụ nhu cầu giải khát cho các khách quý. Tuy đây chỉ là những động thái khá bình thường của các doanh nghiệp, nhưng nhìn vào mức độ đầu tư cho các khu tiếp khách này, có thể nhận thấy được các “chủ nhà đại gia” đang thể hiện cái tầm và vị thế của mình so với các gian hàng đối thủ.

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

Một điều không thể không nhắc là khu vực B2B có 2 đại diện Việt Nam đặt gian hàng tại đây là VNG và Soha. Tuy nhiên, các gian hàng của Việt Nam khá nhỏ, do không nhằm giới thiệu sản phẩm mà chủ yếu chỉ để tiếp đối tác.

Một hình thức khác để các doanh nghiệp game gặp gỡ và kết nối với nhau là khu hội thảo tại khách sạn Kerry Pudong. Khá nhiều công ty game đã chọn nơi này, tổ chức các buổi hội đàm, gặp gỡ mang tính thân mật để đón tiếp các đối tác tiềm năng của mình, đảm bảo được sự lịch sự, riêng tư và trên hết là, sự bí mật của các thoả thuận làm ăn.

Mắt nhìn ChinaJoy, lòng bâng khuâng về một “VietnamJoy”

Sau khi tham quan ChinaJoy 2014, trong lòng người viết đã dấy lên một số băn khoăn về triển lãm này. Đem những ý này ra trò chuyện trong những buổi tình cờ gặp và “trà dư tửu hậu” với các đoàn Việt Nam tham gia triển lãm (các công ty game Việt Nam tham gia ChinaJoy với tư cách khách mời là khá đông), nhiều người đã đồng quan điểm với người viết: “ChinaJoy không còn chất lượng như xưa”.

Điều này cũng thật dễ hiểu, vì bề ngoài triển lãm vẫn đông vui, vẫn náo nhiệt; nhưng thứ thu hút khách tham quan không phải là “kép chính” - game, mà là những “nhân vật làm màu” như showgirl và quà tặng.

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

Cũng đúng thôi, khi các game trưng bày công khai hầu như đều là những sản phẩm đã phát hành, hoặc được giới thiệu từ lâu, không còn gây bất ngờ và mới mẻ nữa. Thêm nữa, có lẽ là một lý do khách quan khi thị trường đã dịch chuyển sang game mobile, vốn có “số lượng đè chất lượng”, từ đó thiếu hẳn những sản phẩm “bom tấn”, thu hút sự chú ý của các game thủ lẫn các công ty game.

Nhưng dù sao đi nữa, ChinaJoy 2014 vẫn chứng tỏ mình là một triển lãm game quy mô và uy tín, xứng tầm đứng hàng đầu thế giới cùng những E3 (Mỹ), Tokyo Game Show (Nhật), Gamescom (Đức) hay Digital Taipei (Đài Loan) và G-Star (Hàn Quốc). Cái tầm của triển lãm là minh chứng rõ ràng nhất cho sức mạnh của nền công nghiệp game đã thuộc loại hàng đầu thế giới của Trung Quốc. Chứng kiến quy mô này của “người bạn láng giềng”, đại diện từ một công ty game Việt Nam đã buột miệng cảm khái: “Khi nào thì chúng ta có thể có một VietnamJoy nhỉ?

Tổng quan ChinaJoy 2014: Webgame thoái trào, mobile lên ngôi

ChinaJoy 2015 sẽ diễn ra từ ngày 30.7 - 2.8 năm sau. 

Không ai có thể trả lời chính xác câu hỏi này. Nhưng người viết chắc chắn biết hầu như ai cũng nghĩ: “Còn lâu lắm!

Cũng phải, ngành game Việt Nam vẫn chỉ đơn thuần là tập hợp các nhà phát hành game, dùng sản phẩm ngoại để “chào bán” đến các game thủ. “Đã tự làm game được mấy đâu mà đòi tổ chức triển lãm hoành tráng như người ta?”, lãnh đạo một công ty game Việt Nam có mặt tại ChinaJoy 2014 tặc lưỡi than.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.