Gần 44 tỉ đồng phát triển rau an toàn ở TP.HCM

02/02/2016 07:12 GMT+7

Ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, vừa ký quyết định phê duyệt “Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020”.

Ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, vừa ký quyết định phê duyệt “Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020”.

Nâng cao sản lượng, diện tích sản xuất rau sạch, an toàn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân TP.HCMNâng cao sản lượng, diện tích sản xuất rau sạch, an toàn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân TP.HCM
Tổng kinh phí thực hiện chương trình gần 60 tỉ đồng; trong đó vốn ngân sách gần 44 tỉ đồng, vốn đối ứng của dân trên 16 tỉ đồng.
TP.HCM hiện có 91 xã, phường sản xuất rau với diện tích canh tác là 3.486 ha; diện tích gieo trồng rau an toàn ước đạt 15.800 ha, sản lượng rau bình quân đạt 375.000 tấn/năm.
Trong số này, ngành nông nghiệp đã chứng nhận VietGAP cho 721 tổ chức, cá nhân sản xuất với tổng diện tích 448 ha, sản lượng ước đạt trên 47.000 tấn/năm. Theo đánh giá của UBND TP, phát triển rau an toàn của TP trong 5 năm qua chưa đạt mục tiêu đề ra; việc xây dựng thương hiệu sản phẩm còn hạn chế, giá thu mua rau theo tiêu chuẩn VietGAP không khác biệt nên chưa tạo động lực cho người sản xuất đầu tư phát triển.
Trong khi đó, nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm rau sạch, an toàn là rất lớn… Vì vậy, TP xác định tiếp tục chương trình phát triển rau an toàn giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, tạo mối liên kết hợp tác chặt chẽ giữa các thành phần tham gia chuỗi, từ đó nâng cao nhận thức, hành vi của người sản xuất, chế biến và tiêu dùng, nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nông dân.
Phấn đấu đến năm 2020 diện tích gieo trồng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn đạt 16.319 ha, giá trị sản xuất đạt trên 800 triệu đồng/ ha/năm, trong đó trên 90% các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất rau an toàn tập trung được giám sát kiểm tra, đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm rau, quả an toàn phù hợp tiêu chuẩn VietGAP. Trên 90% rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được tiêu thụ thông qua hợp đồng; hình thành 1 - 2 vùng rau ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập gắn với phát triển nông thôn mới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.