Giải mã những cái tên IS, ISIS, ISIL và Daesh

21/11/2015 22:40 GMT+7

Những vụ tấn công đầy chết chóc do tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) thực hiện hoặc tác động đang chiếm lĩnh diễn đàn thông tin thế giới. Tuy vậy có nhiều tên gọi khác nhau về tổ chức này.

Những vụ tấn công đầy chết chóc do tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) thực hiện hoặc tác động đang chiếm lĩnh diễn đàn thông tin thế giới. Tuy vậy có nhiều tên gọi khác nhau về tổ chức này.

Các tay súng IS và lá cờ đen gieo rắc kinh hoàng cho thế giới vì những hành động tàn bạo của chúng - Ảnh: AFPCác tay súng IS và lá cờ đen gieo rắc kinh hoàng cho thế giới vì những hành động tàn bạo của chúng - Ảnh: AFP
Hơn một thập niên trỗi dậy bằng những chiêu thức bạo tàn, tên của tổ chức này vẫn không rõ ràng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry gọi bọn chúng là ISIS, ISIL và gần đây là Daesh. Hầu hết cơ quan truyền thông sử dụng tên IS. Dù các chính trị gia và phóng viên sử dụng linh hoạt các tên trên, các chuyên gia cho rằng chúng có những hàm nghĩa đáng chú ý.
Hãng truyền thông Mỹ Media General đã yêu cầu các tiến sĩ Rochelle Davis và Jonathan Brown, giáo sư Ả Rập học tại Đại học Georgetown “gỡ rối” các tên gọi của tổ chức đang gieo rắc kinh hoàng cho cả thế giới, đặc biệt tại khu vực Trung Đông, theo trang tin wivb.com ngày 20.11.
IS
Các thành viên của tổ chức trên thích được gọi là IS vì 2 lý do. Thứ nhất, IS ngắn gọn và dễ nhớ. Thứ hai, quan trọng hơn, các thành viên thích cái “uy thế” dành cho cái tên mà chúng cho là có thể đặt ngang hàng với những tổ chức được Mỹ, Pháp và những nước nằm trong tầm ngắm của nhóm cực đoan này công nhận hợp pháp.
Tiến sĩ Davis giải thích rằng bằng cách chuẩn hóa việc sử dụng tên Nhà nước Hồi giáo (IS), các từ này “chuyển tải các loại ý nghĩa khác, và mọi người cố gắng tuân theo một cách nói nhất định về chúng” ở nơi công cộng.
ISIS
Tên phổ biến nhất đối với tổ chức cực đoan trên là ISIS, có thể được diễn dịch theo 2 cách: Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria, hoặc Nhà nước Hồi giáo Iraq và al-Sham. Điều quan trọng nhất cần nhớ là trong trường hợp này, Syria và al-Sham có thể thay thế cho nhau, do Syria “không đề cập quốc gia riêng rẽ được vẽ trên các bản đồ hiện đại. “Trong tiếng Ả Rập có từ ‘Sham’, tức là thực thể ngày nay bao gồm Israel, Palestine, Jordan, Syria và Li Băng”, Tiến sĩ Brown nêu rõ.
Khu vực rộng lớn phía đông Địa Trung Hải không rõ ràng về mặt địa lý, nhưng lại bện chặt nhau về lịch sử. “Sự mơ hồ của al-Sham bắt nguồn từ việc chúng muốn sự mơ hồ nằm trong thuật ngữ quốc gia, nhà nước, chúng muốn nó ở trong thời kỳ tiền đương đại”, ông Davis giải thích.
ISIL
Chính phủ của Tổng thống Obama kiên trì sử dụng từ ISIL, là từ viết tắt của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (Levant). Trái với suy nghĩ phổ biến, Levant không phải là tiếng Ả Rập hoặc được tìm thấy trong kinh Koran. Thực ra, Levant là một từ tiếng Pháp. Giáo sư Davis gọi đây là từ “rất cũ”, xuất hiện từ trước khi có nền văn minh hiện đại. “Levant” đề cập khu vực phía đông Địa Trung Hải đến sa mạc Iraq”.
Daesh
Daesh, hoặc Da’esh, là từ “trẻ” hơn hàng ngàn năm so với từ “al-Sham”. Nhằm phản ứng với những phần tử cực đoan đang thôn tính đất nước họ, các chuyên gia nói rằng việc tạo ra từ trên cho phép người Syria coi thường những tên khủng bố. Ông Brown giải thích trong tiếng Ả Rập, mọi người không nói USA (tức Mỹ) hoặc UN (Liên Hợp Quốc). Thay vào đó, các nước hoặc tổ chức quốc tế được tôn trọng bằng việc đọc đầy đủ “danh tính”. Nếu một nhóm dùng từ viết tắt, từ đó luôn gợi đến một từ tương tự có nhiều nghĩa.Chẳng hạn, Hamas (phong trào Hồi giáo Palestine) là từ viết tắt có nghĩa gần giống với từ “đam mê” trong tiếng Ả Rập. Với Daesh, đó chỉ là từ sai ngữ pháp.
Tiến sĩ Brown nói: “Hãy tưởng tượng chúng tuyên bố ‘Chúng ta là IS’ nhưng mọi người chỉ gọi chúng là Daesh, tức không phải là một từ Ả Rập, chỉ là một thứ gì đó lạ lẫm, ta có thể tưởng tượng rằng chúng cảm thấy khó chịu với việc chúng không được đề cập như một nhà nước”. Theo Tiến sĩ Davis, từ Daesh do ông Khaled al-Haj Salih, một nhà hoạt động người Syria, chế ra từ Daesh vào năm 2013. Ông Salih và những đồng sự đã đánh liều sinh mạng của mình bằng cách thốt ra từ đó, do những kẻ cực đoan “có thể giết bất cứ ai mà chúng cảm thấy có thể làm suy yếu hoặc đe dọa chúng”.
Trong những tuần gần đây, Tổng thống Obama, Ngoại trưởng Kerry và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã công khai đề cập nhóm khủng bố khét tiếng IS bằng cái tên Daesh. Trong trường hợp này, cuộc “đấu khẩu” đi vào chiều sâu. Để chiếm lĩnh con tim và khối óc của giới trẻ, những kẻ cực đoan phải tỏ ra mạnh mẽ và hợp pháp. Và các nhà lãnh đạo thế giới đang thiên về hướng liên tục tước đi sự tôn trọng mà IS thèm muốn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.