Cần nền tảng phát triển vững chắc

04/08/2014 02:00 GMT+7

Xung quanh bài viết Nguy cơ nhiều trường tư thục sụp đổ trên Báo Thanh Niên số ra ngày 2.8, nhiều chuyên gia và bạn đọc đưa ra ý kiến đóng góp cho sự phát triển của giáo dục ĐH.

Xung quanh bài viết Nguy cơ nhiều trường tư thục sụp đổ trên Báo Thanh Niên số ra ngày 2.8, nhiều chuyên gia và bạn đọc đưa ra ý kiến đóng góp cho sự phát triển của giáo dục ĐH.

Triệt tiêu tính cạnh tranh là “chết”

Một hệ thống giáo dục triệt tiêu tính cạnh tranh, triệt tiêu sự phấn đấu để học sinh nỗ lực học tập phát triển. Hệ thống giáo dục đó là một hệ thống "chết"!

Nguyễn Long
(TP.HCM)

Xu thế tất nhiên

Nguy cơ một số trường tư thục bị giải thể là tín hiệu đáng mừng, trong cạnh tranh đây là xu thế tất nhiên. Sinh viên ra trường ồ ạt, không chất lượng, thất nghiệp tràn lan thì đào tạo làm gì?

Nguyễn Như Anh Tú
(TP.HCM)

Chuyện không tránh khỏi

Các quy định hiện hành đều quan niệm trường ĐH tư thục như một công ty cổ phần kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục. Đã là công ty cổ phần thì lợi nhuận là mục đích tối thượng nên tạo ra các sản phẩm kém chất lượng là chuyện không tránh khỏi.

Nguyễn Khánh Dũng
(TP.HCM)

TS Vũ Thị Phương Anh 
Xung đột giữa hai khuynh hướng

Căn nguyên của những bất ổn hiện nay ở các trường ngoài công lập, có thể tóm tắt trong 2 ý chính: sự xung đột giữa hai khuynh hướng vì lợi nhuận và phi lợi nhuận; sự thiếu tầm nhìn, thiếu rõ ràng, không nhất quán trong chính sách. Để giải quyết vấn đề này thì sẽ cần có nhiều cuộc thảo luận rộng rãi, nhưng theo tôi thì bất kỳ sự thiên vị về một trong hai phía sẽ không giải quyết được vấn đề.

TS Vũ Thị Phương Anh
(PGĐ Trung tâm bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục của Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập)

Lê Lâm  
Cần thay đổi 4 điểm

Có 4 điểm mà chính sách cần phải thay đổi. Một là thừa nhận kinh doanh giáo dục và các sản phẩm giáo dục. Hai là cần phải công nhận việc hoạt động theo mô hình lợi nhuận và áp dụng luật Doanh nghiệp vì có những trường hoạt động vì lợi nhuận nhưng vì giáo dục và phát triển tốt. Ba là có cơ chế chính sách rõ ràng cho việc hiến tặng tài sản hoặc bất động sản, tài chính cho nhà trường. Bốn là có chính sách hỗ trợ của nhà nước cho các nhà đầu tư có thể đấu thầu thực hiện để tạo công bằng với trường công.

Lê Lâm
(Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn)

Đăng Nguyên
(thực hiện)

 >> Trường tư thục ‘đuối sức’
 >> Nên tạo điều kiện cho trường tư thục phát triển
 >> Chất lượng giáo dục phải tương ứng với học phí
 >> Ký cam kết thực hiện đảm bảo chất lượng giáo dục
 >> Các trường ĐH, CĐ bắt buộc kiểm định chất lượng giáo dục

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.