Cân nhắc tồn tại mô hình chất lượng cao

15/12/2016 05:08 GMT+7

Bài Học phí chất lượng cao gấp 100 lần học phí thường đăng trên Báo Thanh Niên số ra ngày 14.12 đã nhận được nhiều ý kiến tranh luận, đóng góp về mô hình này.

Bất bình đẳng về cơ hội giáo dục
Những mô hình khoét sâu vào sự bất bình đẳng về cơ hội giáo dục như: trường chuyên, lớp chọn, trường điểm, chương trình tiên tiến... cần phải được cân nhắc xem có nên tồn tại hay không. Lý do học sinh (HS) tham gia những mô hình này dù ít hay nhiều đều chịu áp lực cao hơn HS chương trình bình thường từ đó tạo gánh nặng cho HS. Bên cạnh đó, nếu là các trường công lập được chọn để xây dựng mô hình này thì vô tình tạo sự bất công cho HS vì không phải ai cũng có điều kiện để tham gia các chương trình chất lượng cao. Nhiều em muốn tham gia học ở những trường này nhưng chỉ vì không đủ điều kiện kinh tế nên không thể. Một số trường giải quyết vấn đề này bằng cách đưa ra một số học bổng cho HS nghèo. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất ít nên việc thiếu công bằng về cơ hội giáo dục vẫn sẽ xảy ra”.
Một giảng viên (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)

tin liên quan

Học phí chất lượng cao gấp 100 lần học phí thường
Chưa khẳng định được thực sự rõ rệt về chất lượng cao trong trường công, nhưng lại cho tăng học phí lên gấp trăm lần so với trường công lập khiến dư luận có quyền nghi ngại về quyết định vội vàng của Hà Nội.

Trường chất lượng cao không phải để thu tiền cao
Việc thực hiện các mô hình trường học chất lượng cao cần làm vừa phải, chừng mực vì những mô hình này chỉ đáp ứng nhu cầu cho một bộ phận phụ huynh, HS. Chương trình chất lượng cao không có nghĩa là để thu tiền cao mà thực chất là để nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng giúp HS phát triển toàn diện. Mô hình này cũng được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Trên thực tế, những trường có cơ sở vật chất thấp hoặc cao đều có thể xây dựng chương trình chất lượng cao bằng cách đa dạng hóa các hình thức học tập mà không cần phải tăng chi phí quá nhiều.
Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh (Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Chỉ có học phí cao, chất lượng không có gì khác
Trên thực tế có rất nhiều trường vì thành tích chung nên bị chỉ định phải xây dựng mô hình chất lượng cao nhưng thực chất về chương trình đào tạo lẫn cơ sở vật chất thì hoàn toàn không có gì khác so với trường bình thường. Thậm chí, một số trường hạng thấp nhưng vì đáp ứng tiêu chí ít HS nên bị buộc phải xây dựng trường chất lượng cao. Chi phí học tập của một HS cũng vì từ “chất lượng cao” mà tăng lên và người chịu thiệt thòi chính là phụ huynh, HS.
Trưởng phòng giáo dục một quận tại TP.HCM

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.