Có gì mới trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 18.6?

17/06/2021 21:55 GMT+7

Điểm trúng tuyển vào đại họcnăm nay vào chương trình đại trà và chất lượng cao có còn nhiều khác biệt như thời gian qua là thông tin cần biết trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (18.6).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (18.6) còn có những câu chuyện xúc động về những học sinh nhà nghèo, hiếu học; về những thầy cô giáo tìm cách hỗ trợ học sinh trong mùa thi. Sau phó giám đốc, đến lượt giám đốc Sở GD-ĐT Cần Thơ xin nghỉ việc.

Chương trình nào có điểm trúng tuyển cao hơn?

Nhiều năm gần đây, các trường ĐH công lập có xu hướng đào tạo cùng một ngành nhưng 2 chương trình khác nhau gồm đại trà và chất lượng cao.
Trừ vài trường cá biệt xác định đầu vào chung, ngay từ thời điểm ban đầu hầu hết các trường 2 chương trình này đều có điểm chuẩn khác nhau và chất lượng cao luôn thấp hơn. Nhưng trong vài năm gần đây, khoảng cách điểm chuẩn nhiều ngành 2 chương trình này đang có xu hướng xích lại gần nhau, thậm chí theo hướng ngược lại.
Chẳng hạn năm 2020, điểm chuẩn nhiều ngành chương trình chất lượng cao Trường ĐH Bách khoa TP.HCM ngang ngửa, thậm chí cao hơn chương trình đại trà khi xét bằng điểm thi đánh giá năng lực. Ở phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, dù thấp hơn đại trà trên dưới 1 điểm nhưng nhiều ngành chất lượng cao Trường ĐH Bách khoa TP.HCM lấy điểm chuẩn ở mức khá cao.

Nhiều ngành điểm trúng tuyển chương trình chất lượng cao theo điểm thi đánh giá năng lực cao hơn chương trình đại trà

Ngọc Dương

Tương tự, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM nhiều ngành chương trình chất lượng cao có điểm chuẩn cao hơn đại trà.
Điểm trúng tuyển năm 2021 của hai chương trình này ra sao? Có sự chuyển đổi gì? Vì sao xảy ra hiện tượng này?...
Qua bài phân tích trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (18.6), bạn đọc sẽ thấy được xu hướng và nguyên nhân của nó.

“Tiền đâu đóng học phí”?

Một học sinh lớp 12 gần đến ngày thi tốt nghiệp THPT mà mối băn khoăn lại là không có tiền đóng học phí để có thể nhận giấy báo cho kỳ thi sắp tới.
Đối với cô học sinh với ước mơ trở thành cô giáo này, những giai đoạn khó khăn và áp lực nhất khi đến kỳ thi không phải về chuyện học mà là tiền đâu để đóng học phí. “Những lúc như thế em buồn, tủi thân và cứ ngồi khóc một mình, không dám khóc thành tiếng vì sợ mẹ nghe lại buồn lòng”, cô học trò trải lòng với phóng viên Thanh Niên.
Bạn đọc sẽ tiếp tục với câu chuyện xúc động này cũng như thấy được tình nghĩa thầy trò ở một ngôi trường nghèo trước kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.