Cựu Thứ trưởng Bộ Giáo dục viết tâm thư đề xuất quốc sách về tiếng Anh

22/05/2015 16:37 GMT+7

(TNO) Mới đây, GS - TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo đã gửi một bức tâm thư lên Bộ Chính trị và Ban bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề xuất cần phải có quốc sách đối với việc dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân.

(TNO) Giáo sư, tiến sĩ khoa học Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa gửi một bức tâm thư lên Bộ Chính trị và Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề xuất cần phải có quốc sách đối với việc dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân.

hoc-tieng-AnhMột tiết học tiếng Anh ở Trường tiểu học Quỳnh Lôi, Hai Bà Trưng, Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Quý Trung
Cần một chỉ thị về việc dạy học tiếng Anh
Theo giáo sư Trần Văn Nhung, tiếng Anh là một trong hai công cụ chiến lược trong thời đại toàn cầu hóa (công cụ kia là công nghệ thông tin) đối với mỗi con người, mỗi công dân toàn cầu và đối với mỗi đất nước, mỗi dân tộc.
Với công nghệ thông tin, Đảng và Nhà nước đã nhận ra điều này, thông qua Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa 7 ngày 17.10.2000. Hiệu quả là chúng ta đã đạt được sự tiến bộ nhanh chóng về công nghệ thông tin.
Theo giáo sư Trần Văn Nhung, nếu Bộ Chính trị sớm ban hành được một chỉ thị tương tự như Chỉ thị 58, về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, cùng với sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội, thì việc học, dạy và sử dụng tiếng Anh trên đất nước chúng ta sẽ được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt và có những bước tiến ngoạn mục, góp phần tích cực để phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh (nhất là hiện nay, khi Trung Quốc ngang ngược xâm phạm chủ quyền của ta ở biển Đông).
Bài học từ Singapore và Malaysia
Để kiến nghị của mình thêm phần thuyết phục, giáo sư Trần Văn Nhung đã nêu trường hợp Singapore như một ví dụ thành công điển hình ở châu Á nhờ luôn đề cao tiếng Anh, công nghệ thông tin và chủ trương quốc tế hóa nền khoa học và giáo dục, ví dụ đối sánh là Malaysia. Khi mới được tách ra khỏi Malaysia, Singapore chỉ là một làng chài nhỏ bé, đến nước uống cũng không có, phải mua của Malaysia. Vì thế, Thủ tướng Lý Quang Diệu ngay từ đầu đã xác định rằng nước mình phải nhờ cái đầu, đi lên bằng cái đầu, bằng nguồn nhân lực và tài năng. Singapore có 3 nhóm người chính là Hoa, Ấn Độ và Mã Lai. Cả 3 vẫn duy trì tiếng nói, văn hoá và bản sắc của mình, nhưng ngôn ngữ chính thức được sử dụng chung trong hành chính và giáo dục là tiếng Anh.
Trong suốt 20 năm đầu khi mới thành lập nhà nước Singapore, ông Lý Quang Diệu chỉ đạo Bộ Giáo dục nước này dùng luôn (copy) sách giáo khoa phổ thông của nước Anh cho trường học của mình, nhất là đối với các môn khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Không chỉ đối với giáo dục phổ thông mà ngay cả những trường đại học nổi tiếng hàng đầu của Singapore như NUS hay NTU, từ lâu đã sử dụng luôn chương trình giảng dạy về khoa học và công nghệ, sách giáo khoa và sách tham khảo, áp dụng việc thi cử và bằng cấp của các đại học đứng đầu thế giới như Harvard, MIT (của Mỹ) và Cambridge, Oxford (của Anh).
Khi được Chính phủ Việt Nam mời làm cố vấn, cố Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore cũng gợi ý: "Đại học Việt Nam nên có sách giáo khoa tiếng Anh ở các ngành quan trọng như kỹ thuật, công nghệ..., bởi nếu chỉ dùng sách Việt Nam thì chắc chắn sẽ tụt hậu". Ông còn cảnh báo thêm, nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau này "không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu".
Trong khi đó, Malaysia, nước láng giềng bên cạnh, thì lại chủ trương dùng tiếng Malaysia là chủ yếu. Kết quả là rất nhiều học sinh, sinh viên nước này bỏ ra học nước ngoài, trong đó có nhiều thanh thiếu niên giỏi, nhiều con nhà giàu, khiến mỗi năm bị chảy máu ngoại tệ nhiều tỉ đô la Mỹ. Cách đây ít năm, Thủ tướng Mahathir Mohamad đã rút ra bài học kinh nghiệm đắt giá về giáo dục, và yêu cầu mọi người Malaysia hãy trở lại với tiếng Anh và cá nhân ông gương mẫu học trước.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.