Đề xuất rút ngắn thời gian đào tạo ĐH

* Bậc THPT phân thành 3 luồng Ngày 6.1, Bộ GD-ĐT công bố Tờ trình Thủ tướng về Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.

* Bậc THPT phân thành 3 luồng
Ngày 6.1, Bộ GD-ĐT công bố Tờ trình Thủ tướng về Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. 

Trình độ ĐH đề xuất 3 - 4 năm (khác với quy định tại khoản 2 điều 38 luật Giáo dục: 4 - 6 năm) - Ảnh: Độc LậpTrình độ ĐH đề xuất 3 - 4 năm (khác với quy định tại khoản 2 điều 38 luật Giáo dục: 4 - 6 năm) - Ảnh: Độc Lập
Theo đó, phương án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân gồm: mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục bậc cao; giáo dục thường xuyên - học tập suốt đời. 
Trong đó, giáo dục mầm non gồm nhà trẻ và mẫu giáo; giáo dục phổ thông cơ bản không thay đổi: tiểu học 5 năm; THCS 4 năm; THPT 3 năm. Giáo dục tiểu học và THCS (9 năm) chỉ có một luồng là giáo dục cơ bản. THPT có 3 luồng, gồm: định hướng chung (có tính hàn lâm/khoa học như hiện nay), định hướng kỹ thuật/công nghệ, hay định hướng năng khiếu (nghệ thuật, thể thao).
Giáo dục nghề nghiệp gồm: đào tạo sơ cấp 1 - 3 năm; trung cấp 3 năm (để đảm bảo khối lượng kiến thức phổ thông tối thiểu tương đương THPT); CĐ 2 - 3 năm.
Giáo dục bậc cao gồm: ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ. Trong đó, ĐH học từ 3 - 4 năm, phân thành 3 luồng: định hướng nghiên cứu; định hướng ứng dụng; định hướng thực hành.
Thạc sĩ từ 1 - 2 năm, phân thành 2 luồng: định hướng nghiên cứu; định hướng ứng dụng.
Theo Bộ GD-ĐT, cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được đề xuất trong tờ trình này có một số điều chỉnh so với các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay về giáo dục như sau: Giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp tuy không thay đổi về tên các trình độ và phân tầng giáo dục ĐH theo quy định của luật Giáo dục ĐH, nhưng có điều chỉnh về thời gian đào tạo. 
Theo đó, trình độ ĐH đề xuất 3 - 4 năm (khác với quy định tại khoản 2 điều 38 luật Giáo dục: 4 - 6 năm); trình độ tiến sĩ đề xuất 3 - 4 năm (khác với quy định tại khoản 4 điều 38 luật Giáo dục: 2 - 4 năm).
Theo Bộ, các điều chỉnh này sẽ giúp cho hệ thống giáo dục ĐH tiếp cận hơn với chuẩn mực chung của quốc tế trong tổ chức đào tạo ĐH và sau ĐH.
Giáo dục phổ thông không thay đổi về cấu trúc so với luật Giáo dục hiện hành nhưng thể hiện tính phân luồng trong giáo dục THPT thông qua xác định các hướng chuyên sâu cho học sinh. Học sinh muốn tham gia thị trường lao động sớm có thể theo học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp của giáo dục nghề nghiệp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.