Giờ học 'lấy nước mắt' của học sinh

16/03/2017 18:09 GMT+7

Hơn một tiếng sinh hoạt dưới cờ, những giọt nước mắt xúc động và cả ân hận liên tục lăn trên má hàng trăm cô cậu học trò đang tuổi ăn chưa no, lo chưa tới…

Tại buổi sinh hoạt dưới cờ với chủ đề “Lòng biết ơn cha mẹ, thầy cô” ở Trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội - một chủ đề giáo dục không mới trong chương trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, nhưng bằng phương pháp kể chuyện lôi cuốn, truyền cảm, diễn giả Nguyễn Thành Nhân, đến từ Trung tâm đào tạo tài năng trẻ châu Á Thái Bình Dương kể những câu chuyện cảm động về tình yêu thương vô bờ bến, sự hy sinh của cha mẹ và đã thực sự chạm đến trái tim học trò.
Học sinh xúc động bật khóc khi nghĩ đến tình cảm của cha mẹ dành cho mình.
Khi thầy Nhân hỏi: “Bao nhiêu bạn sẽ nói lời xin lỗi bố mẹ sau chuyên đề này?” gần như 100% cánh tay của học sinh ngồi ở sân trường giơ lên mạnh mẽ.
Một nam học sinh (xin giấu tên) mắt đỏ hoe, chia sẻ với phóng viên: “Câu chuyện thầy Nhân kể hôm nay khiến em ân hận vì đã nhiều lần cãi bố mẹ, đặc biệt là mẹ. Thậm chí em còn “dọa” mẹ em là sẽ bỏ nhà ra đi nếu mẹ không mua cho em xe đạp điện giống của bạn thân”.
Sau buổi sinh hoạt, ông Đặng Việt Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An, cho hay: việc đổi mới giáo dục đạo đức lối sống nếu chỉ dạy lý thuyết sẽ khiến học sinh cảm thấy học khô cứng, nhàm chán.

tin liên quan

'Thầy giáo chuyên làm học trò khóc'
Bằng những câu chuyện đầy cảm động và thấu hiểu chính các học trò, người thầy giáo này đã 'đánh thức' những tình cảm, nỗi ân hận vì những lỗi lầm của các học trò thân thương...
Chính vì vậy, theo ông Hà, điều quan trọng là cùng với một thông điệp như vậy nhưng cách truyền tải đến học sinh ra sao rất quan trọng. Tuy nhiên ông Hà cũng nhìn nhận: dù nhìn học sinh cả trường khóc vì xúc động, tôi hiểu rằng bài học đó đã lay động được cảm xúc, nhận thức của các em. Tuy nhiên, nếu không được nuôi dưỡng thì đó cũng chỉ là cảm xúc nhất thời.
Do vậy, để nuôi dưỡng cảm xúc ấy, biến nó thành lòng nhân ái, biết sẻ chia, thành kỹ năng sống của học sinh, theo ông Hà, sẽ phải có sự đồng hành của nhà trường, gia đình và chính các em học sinh.
Các em học sinh nam cũng nghẹn ngào suy nghĩ về những gì mình được nghe.
Chị Mai Thủy, một phụ huynh có con học tại trường cho biết: "Tôi chỉ định đưa con đến trường một lát rồi về cho kịp giờ làm, nhưng giờ sinh hoạt quá hấp dẫn, những giọt nước mắt của học sinh đã níu tôi ở lại. Nội dung của buổi sinh hoạt đã khiến không chỉ các con mà các bậc cha mẹ như tôi cũng phải nhìn lại mình, yêu thương con đúng cách hơn, đồng hành với nhà trường tốt hơn trong việc giáo dục con".
Còn anh Tấn, một phụ huynh khác thì chia sẻ: "Bản thân tôi cũng đã ý thức được điều này, vợ chồng chúng tôi luôn đối xử với cha mẹ mình thật hiếu thảo để làm gương cho các con của mình. Đó chính là những bài học sinh động nhất".
Ông Đặng Việt Hà cho hay, những buổi chào cờ, sinh hoạt ngoại khoá lâu nay đã được trường “biến” thành những khoảng thời gian có ý nghĩa, thiết thực cho học sinh, khiến học sinh cảm thấy hứng thú… Những chủ đề về giáo dục giới tính, phòng ngừa xâm hại tình dục… đã từng được giáo dục cho học sinh bằng cách mời chính những chuyên gia về lĩnh vực đó, đến hướng chia sẻ nhẹ nhàng những câu chuyện, tình huống thực tế.
Ông Hà cũng cho rằng, sự đón nhận tích cực của học sinh, hiệu quả của những cách dạy học như vậy sẽ tiếp thêm quyết tâm để nhà trường đổi mới phương pháp giáo dục trong thời gian tới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.