Hiệu trưởng phải lấy ý kiến của nhà trường về các khoản đóng góp của người học

24/10/2017 15:00 GMT+7

Để tăng cường dân chủ trong trường học , Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội quy định nhiều vấn đề hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia góp ý trong nhà trường trước khi quyết định.

Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn tăng cường thực hiện quy chế dân chủ trong các cơ sở giáo dục.
Theo hướng dẫn này, Hiệu trưởng quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường; tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, cán bộ, công chức, của người học trong đơn vị; lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thông qua họp hội đồng giáo dục, sinh hoạt tổ, hoạt động đoàn thể, hội phụ huynh học sinh, trao đổi trực tiếp của cá nhân…
Hướng dẫn cũng nêu rõ nhiều  việc hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các cá nhân hoặc các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định. Cụ thể như: kế hoạch phát triển, tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường trong năm học; quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong trường.
Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong đơn vị. Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động dịch vụ của nhà tường.
Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường. Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ trong năm học. Những vấn đề chưa có trong hướng dẫn thì hiệu trưởng sẽ áp dụng quy định hiện hành của Nhà nước.
Hướng dẫn cũng nêu rõ những việc cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường học được biết, được tham gia ý kiến, giám sát, kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức, đoàn thể trong trường.
Trong đó có những vấn đề cụ thể như: các khoản đóng góp của người học; kinh phí hoạt động của trường bao gồm nguồn kinh phí ngân sách, các nguồn khác và quyết toán theo quy định hàng năm; các vụ việc tiêu cực, khiếu nại, tố cáo trong trường đã được kết luận; giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, công nhân viên, học sinh.
Hiệu trưởng cũng phải lấy ý kiến việc thực hiện tuyển dụng, thi nâng ngạch, nâng lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật. Những vấn đề về tuyển sinh và thực hiện quy chế thi trong năm học...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.