Lệ phí tuyển sinh có thể cao hơn

17/01/2009 23:05 GMT+7

Đề xuất thu gộp lệ phí thi và đăng ký dự thi; Phải có trách nhiệm xác nhận kết quả thi cho thí sinh (TS); Phải công bố học phí... cùng với những thông tin mới nhất về kỳ thi năm nay đã được đặt ra tại hội nghị Thi và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2009 do Bộ GD-ĐT tổ chức, diễn ra hôm qua 17.1.

Thi tốt nghiệp THPT theo cụm có gây khó khăn cho TS?

Một trong những thay đổi mà Bộ GD-ĐT đưa ra là sẽ tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo cụm: trên địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư sẽ tổ chức cho học sinh lớp 12 hoặc TS tự do thi theo cụm trường. Mỗi cụm có ít nhất 3 trường THPT (hoặc 3 trung tâm GDTX), tập trung về thành phố, thị xã, thị trấn, nơi có điều kiện tốt hơn để tổ chức thi. Mỗi cụm trường thành lập một hội đồng coi thi. Ông Trần Văn Điền, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình nêu thực tế: là một tỉnh có khoảng hơn 24.000 học sinh dự thi, quy mô các trường lớn nếu tổ chức thi theo cụm với ít nhất 3 trường THPT thì điều kiện cơ sở vật chất để đáp ứng cho mỗi cụm thi sẽ rất khó khăn. Hơn nữa, khoảng cách giữa các trường thường rất xa, có những nơi mà trường này sang trường kia phải đi quãng đường hơn 20 km. Chính vì vậy, HS dự thi sẽ phải tính đến phương án tìm nơi ở trọ trong kỳ thi; hoặc sẽ có một lực lượng rất lớn phụ huynh HS phải bỏ công việc của ngày hôm đó để đưa đón TS đi thi. Như vậy sẽ rất phức tạp và tốn kém. Trước thực tế này, ông Lê Văn Ngọ - Giám đốc Sở

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện việc huy động giám thị từ các trường ĐH-CĐ tham gia coi thi trong phòng thi. Tuy nhiên, ông Bành Tiến Long - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết: không phải tỉnh, thành phố nào cũng sẽ huy động lực lượng cán bộ, giảng viên trường ĐH-CĐ coi thi mà chỉ chú trọng ở những nơi không thể tổ chức thi theo cụm hoặc chỉ tổ chức cụm thi có 2 trường. Cũng theo ông Long, trong tháng 5 - 6.2009 sẽ thông báo chính thức về việc tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia năm 2010. (T.N - V.T)

GD-ĐT Nghệ An cũng kiến nghị: việc thi theo cụm là cần thiết với những tỉnh, thành phố có địa bàn thuận lợi. Tuy nhiên, Bộ phải có trả lời sớm về phương án thi như thế nào đối với các huyện vùng sâu, vùng xa hoặc những huyện chỉ có 1-2 trường THPT.

Tăng lệ phí tuyển sinh?

Rất nhiều trường ĐH-CĐ đã kiến nghị cho phép được thu gộp đăng ký dự thi và lệ phí thi cùng một lúc. Ông Nguyễn Ngọc Hợi - Hiệu trưởng trường ĐH Vinh nói: năm nào thi ĐH cũng có tình trạng TS nộp nhiều bộ hồ sơ cho nên tỷ lệ TS đến dự thi của ĐH Vinh chưa bao giờ vượt 70%. Thậm chí có phòng thi chỉ có 3 TS nhưng nhà trường vẫn phải bố trí đủ phòng thi, giám thị... Vì vậy, ông Hợi đề nghị cần phải có biện pháp mạnh là thu lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí dự thi cùng một lúc để TS có ý thức hơn và nhà trường không phải bù lỗ cho những TS này. Theo nhiều đại biểu thì việc thu gộp hai lệ phí này sẽ là giải pháp để giảm số TS ảo của kỳ thi. Có đại biểu đề nghị cần phải tăng lệ phí đăng ký dự thi lên mức cao hơn vì những môn năng khiếu, thời gian thi kéo dài, lại phải thuê người mẫu giá cao nên rất tốn kém. Trả lời vấn đềnày, Thứ trưởng thường trực Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long cho biết: việc thu gộp lệ phí tuyển sinh là vấn đề đã được đề nghị nhiều năm. Năm nay, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục kiến nghị Bộ Tài chính để thực hiện, đồng thời Bộ cũng sẽ đề nghị được tăng lệ phí tuyển sinh.

Việc xác nhận kết quả thi cho TS, ông Bành Tiến Long đã nhấn mạnh: tuyệt đối không được làm sai sót giấy chứng nhận kết quả thi của TS; không được thay đổi mẫu giấy chứng nhận kết quả thi. Ngoài ra, năm nay, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường ngoài công lập phải công khai mức thu học phí trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh. Bà Trần Thị Hà - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH cho biết, năm nay cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh sẽ được ban hành sớm, trước khi TS đăng ký dự thi ít nhất là 2 tuần.

Nhóm PV Giáo dục

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.