Nên làm gì khi không hài lòng với thầy cô?

18/09/2016 13:43 GMT+7

Chuyển đổi lớp học, kiểm soát bản thân... , là hai trong những cách xoay chuyển tình thế khi bạn gặp phải những giảng viên mà bạn chưa thích.

Có thể nói rằng thầy cô cũng là nhân tố quan trọng quyết định việc sinh viên có động lực đến lớp học hành chăm chỉ hay không. Tuy nhiên, nếu gặp những giảng viên mà bạn chưa thích thì bạn có thể xoay chuyển tình thế bằng một số cách sau, theo About.
Chuyển đổi lớp học
Trong trường hợp nếu bạn đã từng biết đến thầy cô sẽ đảm nhiệm bộ môn bạn sắp học, bạn vẫn có thể có thời gian để đăng ký lại tín chỉ, hoặc chuyển đổi lớp học. Thậm chí, bạn cũng có quyền cân nhắc hoãn lớp này lại cho học kỳ sau để thay thế bằng một môn học khác nằm trong giới hạn đăng ký của phòng đào tạo.
Nhận trợ giúp từ các sinh viên khác
Rất có thể bạn không phải là người duy nhất cảm thấy không phù hợp với cách dạy của thầy cô. Vì vậy, hãy thử hỏi ý kiến các sinh viên khác để có thể giúp đỡ lẫn nhau trong các việc như học nhóm ngoài giờ học, hoặc chia sẻ tài liệu tự tìm được.

tin liên quan

5 thứ phiền phức khi bạn bước chân vào đại học

Vào được đại học là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ. Tất nhiên quãng đường sinh viên có vô số điều thú vị nhưng cũng không ít phiền phức. Dưới đây là 5 thứ phiền phức mà những ngày đầu làm sinh viên các bạn sẽ gặp.

Tìm người hướng dẫn
Thầy cô có năng lực, hoặc phương thức giảng dạy không chất lượng thường có thể dẫn tới tình trạng chán nản cho sinh viên, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng đạt được. Trong hoàn cảnh này, khi không thể thay đổi được gì nhiều, thì bạn nên tìm người hướng dẫn để không phải mất thời gian, tiền bạc học lại do rớt môn.
Báo lại tình hình cho giáo viên phụ trách
Trong trường hợp không may khi có quá nhiều lời phản ánh từ các sinh viên cùng lớp về cách dạy, hoặc cách xử sự trên lớp của thầy cô nào đó, bạn nên nghĩ tới việc báo lại tình hình cho giáo viên chủ nhiệm, hoặc người có trách nhiệm tại khoa để kịp thời có cách giải quyết.
Kiểm soát bản thân
Để đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất, bạn không nên chỉ đòi hỏi sự thay đổi từ phía giáo viên mà cũng nên có sự cố gắng từ phía bản thân mình. Hãy cố gắng kiểm soát cảm xúc yêu ghét, định kiến nhất thời, bình tĩnh chia sẻ, tránh tranh cãi thiếu lễ phép, để hiểu ý của thầy cô hơn vì đôi khi ngay chính bản thân thầy cô cũng không biết là cách riêng của mình đang gây khó chịu cho học sinh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.