Ôn thi tú tài môn Hóa như thế nào ?

17/05/2006 23:35 GMT+7

Điểm quan trọng trong đề thi TNPT môn Hóa là không có phần nào ngoài chương trình Hóa lớp 12. Tuy nhiên: Để ôn tập tốt môn Hóa, học sinh cần lưu ý:

Thứ 1: - Học theo sách giáo khoa (SGK). - Sách bài tập của Bộ GD-ĐT: Các phản ứng nên viết đơn giản như SGK.

Ví dụ:  Phản ứng tráng gương viết theo nhiều cách nhưng để phục vụ kỳ thi, học sinh chỉ cần viết đơn giản:

Vừa dễ nhớ, vừa phù hợp với đáp án đề thi.

Thứ 2: - Học thật thuộc tên và công thức nêu trong sách giáo khoa. - Học thuộc các phản ứng đặc trưng cho mỗi loại nhóm chức là rất cần thiết nhưng chưa đủ...

Ví dụ: - Khi đề thi cho viết phương trình phản ứng anilin, phenil amoni clorua phản ứng với dd Br2. Nếu học theo SGK, học sinh chỉ trả lời được anilin + dd Br2 tạo kết tủa trắng. Còn để trả lời phenil amoni clorua phản ứng được với dd Br2 hay không, ta cần hiểu về hiệu ứng điện tử (với học sinh giỏi mới trả lời được vì phản ứng này không có trong SGK).

- Cũng loại câu hỏi như trên nếu cho phenol tác dụng với Na, NaOH thì đúng SGK còn phenol tác dụng với C2H5OH, Na2CO3. - SGK không hề đề cập có phản ứng hay không ?

- Vì vậy học thuộc theo SGK là chưa đủ mà phải luyện tập theo sách bài tập.

* Các định nghĩa, nguyên tắc, phương pháp, học sinh phải học kỹ. Không được thiếu sót.

Ví dụ: - Nước cứng là nước chứa "nhiều" ion Ca2+, Mg2+ nếu thiếu từ "nhiều" có thể mất trọn số điểm vì nước chứa "ít" ion Ca2+, Mg2+ là nước mềm.

* Về ăn mòn kim loại kiểu ăn mòn điện hóa.

* Khi viết phương trình phản ứng, học sinh phải nhớ: Cân bằng phản ứng, đủ điều kiện. Nhớ các sản phẩm phụ (TD: H2O). Kinh nghiệm chấm thi cho thấy nhiều học sinh mất điểm một cách đáng tiếc ở điểm này.

Thứ 3: Bài toán Hóa thi tốt nghiệp trung học thường rất đơn giản. Tuy nhiên cũng cần lưu ý:

- Nếu bài toán hữu cơ nên đọc kỹ đề bài  để đặt công thức chung cho chính xác. - Rất nhiều học sinh thường mắc sai lầm ở phần này.

Ví dụ: Khi đề thi cho andehit đơn chức, không ít học sinh viết là CnH2n+1CHO nghĩa là tự gán thêm cho andehit một thuộc tính là no (mạch hở) trong khi viết đúng phải là CxHyCHO (với y £ 2x + 1) hay CnH2n + 1-2k CHO.

Với công thức chất hữu cơ, ngoài viết đúng còn phải viết hợp lý phù hợp với giả thiết.

Ví dụ: Một axit đơn chức khi giả thiết cho phản ứng với NaOH nên đặt công thức RCOOH hay CxHyCOOH. Còn khi tham gia phản ứng đốt cháy nên đặt CxHyO2 hay Cx'Hy'COOH.

Cách viết công thức hợp lý giúp ta cân bằng phản ứng dễ dàng và giải bài toán cũng được gọn nhẹ hơn nhiều.

Với học sinh yếu kém không có đủ khả năng làm hết bài toán thì cố gắng làm những phần mình làm được vào giấy.

Ví dụ: Tính số mol các chất, khối lượng phân tử...

- Nếu là bài toán vô cơ về loại liên quan đến:

Kim loại tác dụng với dd kiềm trong chương trình 12 chỉ có 3 kim loại Al, Zn, Be. Trọng tâm là Al. Ta nên thuộc luôn phản ứng cả hệ số hợp thức:

Không ít học sinh viết vế 1 không có H2O rồi cân bằng không được đưa đến sai cả bài toán.

- Muối Al3+ tác dụng với dd NaOH tạo kết tủa.

- Muối AlO-   tác dụng với dd HCl tạo kết tủa.

- Khí CO2 tác dụng với dd Ca(OH)2 hay Ba(OH)2 tạo kết tủa. Học sinh lưu ý có biện luận hay không ?

Phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hay không hoàn toàn để xác định hỗn hợp rắn sau phản ứng có những chất gì ? Dấu hiệu nào để xác định Al dư...

Khái niệm "phản ứng hoàn toàn", "phản ứng kết thúc", "hiệu suất phản ứng 100%" điều đó nói lên hai chất tham gia phản ứng hoặc vừa hết hoặc nếu dư thì chỉ dư một chất. Nếu không có 3 khái niệm trên thì 2 chất ban đầu có thể cùng dư.

Lưu ý sau cùng:

Những ngày gần thi học sinh nên dành thì giờ tự học, tự kiểm tra, tổng kết bài thành một dàn ý ngắn gọn dễ nhớ rồi từ đó phát triển thành một câu trả lời hoàn chỉnh. Nếu học sinh có bạn học cùng trình độ kiểm tra lẫn nhau thì rất tốt vì cả hai cùng nhớ bài. Hơn nữa việc hỏi đáp cũng giúp các em luyện cách trình bày vấn đề, hiểu bài sâu hơn, rất có lợi khi trình bày bài thi.

Chúc các em một mùa thi như ý.

Phạm Thị Minh Nguyệt (GV Hóa 10, 11, 12 và luyện thi đại học)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.