Thi cử liệu có quyết định chất lượng đào tạo?

14/08/2014 09:00 GMT+7

Trong không khí cả nước đang tích cực thảo luận để đóng góp xây dựng cho phương án tổ chức kỳ thi quốc gia, chúng tôi cũng xin được đưa ra quan điểm có liên quan đến kỳ thi ở phạm vi nhỏ hẹp hơn là mô hình kiểm tra đánh giá dành cho bộ môn ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh.

Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đi dầu trong các lĩnh vực đặc biệt là giáo dục. Có lẽ ai cũng biết rằng chương trình tăng cường tiếng Anh là một điểm sáng trong toàn bộ hế thống giáo dục tại TPHCM. Qua hơn 10 năm thực hiện, trình độ tiếng Anh của học sinh trong toàn thành phố, cụ thể là khối tiểu học được nâng cao rõ rệt. Theo báo cáo thống kê cung cấp bởi Cambridge English (trực thuộc ĐH Cambridge)  qua hai năm học 2012-2013 và 2014-2015, kết quả các kỳ kiểm tra đánh giá tiếng Anh thiếu nhi Cambridge của HS TPHCM được cải thiện đáng kể.

Starters

Số khiên trung bình

2013/2014

2012/2013

Đọc và Viết

3.78

3.71

Nghe

3.75

3.52

Nói

3.77

3.67

Tổng số khiên

(tối đa 15 khiên)

11.3

10.9


(Nguồn: Annual Report 2013-2014 for DOET HCMC by Cambridge English Language Assessment)

Tương tự trong các kỳ thi cấp độ Movers và Flyers các kỹ năng của HS TPHCM cũng được cải thiện như sau:

 

 Movers

Số khiên trung bình

Flyers

Số khiên trung bình

2013/2014

2012/2013

2013/2014

2012/2013

Đọc và Viết

3.43

3.35

Đọc và Viết

3.39

3.24

Nghe

3.54

3.32

Nghe

3.70

3.58

Nói

4.17

4.18

Nói

4.25

4.27

Tổng cộng

11.14

10.85

Tổng cộng

11.34

11.09

(Nguồn: Annual Report 2013-2014 for DOET HCMC by Cambridge English Language Assessment)

Kết quả trên phản ánh sự tác động tích cực của một phương pháp kiểm tra đánh giá đến kết quả học tập của học sinh. Việc đánh giá khách quan và toàn diện các kỹ năng, cùng với kỹ thuật thiết kế đề thi của tổ chức uy tín đã tạo một tác động lớn lên người học, giúp người học cảm thấy phải có nhu cầu rèn luyện ngôn ngữ, giúp giáo viên có nhu cầu nâng cao kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ, giúp nhà trường phát triển vượt bậc trong việc xây dựng chương trình đào tạo ngôn ngữ, giúp các nhà quản lý giáo dục nắm bắt tình hình học tập, đào tạo và phát triển bộ môn tiếng Anh, giúp xã hội phát triển, hòa nhập với thế giới.

Mặc dù kết quả đào tạo và học tập tiếng Anh tại TPHCM cải thiện đáng kể (phần lớn là do quyết sách đúng dắn, mạnh dạn của Lãnh đạo TPHCM), nhưng kết quả chung của toàn Việt Nam vẫn đang thấp so với các nước khác trong khu vực và thế giới, đặc biệt là trong kỹ năng Nghe và Nói.

IELTS

Listening

Reading

Writing

Speaking

OVERALL

Global *

6

6

5.5

5.9

5.9

Vietnam

5.9

6.1

5.6

5.7

5.9

India

6.2

5.8

5.6

5.9

6.0

Jordan

5.9

5.6

5.3

6.1

5.8

Nepal

6.2

5.7

5.8

6.0

6.0

Taiwan

5.9

6.0

5.5

6.0

5.9

Thailand

5.9

5.8

5.4

5.8

5.8

Turkey

5.9

5.9

5.5

6.0

5.9

Số liệu thống kê IELTS Academic của năm 2012

Với kết quả của IELTS như trên, bà Phạm Hoàng Uyên, Giám đốc phát triển Cambridge English khu vực Đông Nam Á cho biết: “Mặc dù trình độ tiếng Anh của HS Việt Nam tương đương với trình độ chung toàn cầu, nhưng so sánh từng kỹ năng ta thấy rõ kỹ năng Nghe và Nói của thí sinh Việt Nam yếu hơn so với thí sinh ở các nước khác và trên toàn cầu. Có thể thấy học sinh Việt Nam thực sự cần chú trọng hơn nữa trong các kỹ năng Nghe, Nói, vì vậy sử dụng một phương pháp đánh giá toàn diện các kỹ năng là thiết yếu.”

Thông qua việc kiểm tra đánh giá tiếng Anh vửa phân tích trên, ta có thể khẳng định rằng việc kiểm tra đánh giá sẽ có tác động lớn đến việc học tập của học sinh và chương trình đào tạo của nhà trường, cũng như sự quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục. Việc kiểm tra đánh giá không phù hợp, không toàn diện sẽ dẫn nền giáo dục phát triển hay tụt hậu, đây là bài toán chưa có lời giải dành cho các nhà quản lý giáo dục?!

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.