Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 16.3.2021

15/03/2021 21:54 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 16.3.2021 phản ảnh tình trạng ngay tại thành phố lớn như TP.HCM vẫn thiếu nhiều giáo viên tiếng Anh đến mức phải 'mượn' trường khác hoặc từ trung tâm ngoại ngữ.

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai còn nêu những quy định mới về việc đặt tên trường nhằm tránh tình trạng đặt tên tràn lan gây hoang mang cho người học như lâu nay; Giải pháp để hạn chế tình trạng học sinh tự tử; Cách các trường giúp học sinh lớp 12 vừa làm bài kiểm tra vừa ôn thi đánh giá năng lực, thi tốt nghiệp THPT.

“Mượn” giáo viên

Trước thực trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là với giáo viên môn tiếng Anh hiện nay, rất nhiều trường ở TP.HCM phải làm hợp đồng thuê giáo viên từ các trung tâm Anh ngữ hoặc của những trường lân cận.
TP.HCM, nơi việc dạy và học tiếng Anh được xem là thuận lợi nhất cả nước nhưng nhiều năm trở lại đây khi có quy định giáo viên tiếng Anh phải tốt nghiệp từ các trường ĐH sư phạm và có bằng B2 trở lên thì việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh trở nên khó khăn. Hầu hết các quận huyện ở thành phố này đều thiếu giáo viên tiếng Anh. 
Bài phản ảnh trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (16.3) giúp độc giả thấy được “bức tranh” thiếu hụt giáo viên ở những môn mới hoặc những môn được chú trọng nhiều trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Vì sao học sinh tự tử gia tăng? Xu hướng ôn tập kép cho học sinh lớp 12

Học sinh tự tử có xu hướng gia tăng trong thời gian qua là tình trạng đáng báo động. Nếu chúng ta không xem xét thực tế để tìm ra căn nguyên thì thực trạng này sẽ còn tiếp diễn. Mặc dù tỷ lệ học sinh có những vấn đề sức khoẻ, tâm lý gia tăng nhưng tham vấn tâm lý trường học hiện vẫn đang là khoảng trống. Đây là vấn đề cần quan tâm nếu chúng ta muốn hạn chế tình trạng học sinh tự tử hoặc đơn giản có những vấn đề bất ổn về tâm lý.
Học sinh lớp 12 tại TP.HCM đang trong giai đoạn vừa ôn tập chuẩn bị thi giữa kỳ vừa lo cho kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM sắp diễn ra vào cuối tháng này. Làm thế nào các trường giúp học sinh đàm bảo 2 nhiệm vụ này?
Hai câu chuyện này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai. 

Học sinh lớp 12 đang trong giai đoạn chuẩn vị thi giữa kỳ 2

Đào Ngọc Thạch

Sẽ không còn tình trạng bát nháo trong việc đặt tên trường?

Thời gian qua, phụ huynh và người học hoang mang khi có tình trạng một số trường cao đẳng có trụ sở ở một nơi nhưng tên trường lại liên quan đến các địa danh lớn khác. Chẳng hạn Trường quốc tế Nam Việt có giấy phép thành lập của Bộ LĐ-TB-XH ngày 18.7.2008, trụ sở chính tại thôn Phước Thượng, xã Phước Đồng, TP.Nha Trang, Khánh Hòa nhưng năm 2018 lại được đổi tên thành Trường CĐ Y dược Sài Gòn. Hay trường Trường CĐ Y dược Hà Nội trong giấy phép đăng ký hoạt động lại có trụ sở Khúc Xuyên, TP.Bắc Ninh, với tên gọi trước đây là Trường CĐ Y dược Thăng Long…

Trường quốc tế Nam Việt có trụ sở chính tại Khánh Hòa nhưng năm 2018 lại được đổi tên thành Trường CĐ Y dược Sài Gòn

Mỹ Quyên

Tình trạng này sẽ không còn nữa khi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đưa ra dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư quy định Điều lệ trường trung cấp với những quy định đầy đủ và cụ thể về việc đặt tên trường nhằm tránh tình trạng gây hiểu lầm cho người học như trong thời gian qua.
Cụ thể những quy định này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.