Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 26.5: Khi nào kết thúc năm học?

25/05/2021 21:04 GMT+7

Các địa phương chưa thể kết thúc năm học do dịch Covid-19 sẽ hoàn tất chương trình và thi thế nào là vấn đề được quan tâm trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (25.5).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (26.5) còn có câu chuyện giáo dục về tình trạng yêu cầu học sinh phát biểu theo ý của người lớn; 5 điều nên làm và không nên làm khi ôn tập môn sử thi tốt nghiệp THPT.

Chưa biết kết thúc năm học vào thời điểm nào

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các địa phương phải kết thúc năm học trước ngày 31.5, tuy nhiên một số địa phương ở “tâm dịch” vẫn chưa biết có thể kết thúc vào thời điểm nào khi học sinh vẫn nghỉ học và bài kiểm tra cuối kỳ chưa hoàn thành.
Những địa phương đang có dịch diễn biến phức tạp, phải cho học sinh nghỉ học khi chưa kiểm tra cuối kỳ sẽ kết thúc năm học muộn hơn quy định có thể kể tới Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam…
Điều đáng nói, các địa phương này quyết định cho học sinh nghỉ học và hẹn lịch sẽ kiểm tra học kỳ khi trường học có thể mở cửa trở lại. Tuy nhiên, thời điểm có thể hoàn thành nốt kế hoạch năm học là khi nào thì chưa thể biết do dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Với những địa phương này, học sinh sẽ kiểm tra để kết thúc học kỳ 2 ra sao? Kỳ tuyển sinh lớp 10thi tốt nghiệp THPT sẽ thực hiện như thế nào? Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (26.5) sẽ giải đáp những băn khoăn này.

Học sinh hào hứng với giờ học lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

TUỆ NGUYỄN

5 điều nên làm và cần tránh khi ôn thi môn lịch sử

Để không quá lo sợ về đề thi tốt nghiệp THPT môn lịch sử, thạc sĩ Nguyễn Viết Đăng Du, Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) đã đưa ra những lời khuyên để học sinh ôn tập.
Trên tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai, bạn đọc sẽ ngạc nhiên về những cách thức đặc biệt để  ôn tập hiệu quả môn sử.

Văn mẫu cả trong phát biểu

Đối với môi trường giáo dục, mỗi năm thường có một số ngày lễ để học trò phát biểu cảm nghĩ. Những lời phát biểu của học sinh, thực sự mà nói, khá ít bài viết “chính chủ”; đa phần học sinh đọc … phát biểu cảm nghĩ của người khác.

Học sinh mong có những phát biểu truyền cảm hứng

NGỌC DƯƠNG

Từ thực tế một giáo viên hàng chục lần tham dự các buổi lễ mà học trò đọc … cảm nghĩ của thầy cô chứ không phải từ những cảm nghĩ chân thực của các em khiến một giáo viên phải thốt lên: “Hãy để những cô cậu học trò phát biểu chính từ suy nghĩ của các em, dù câu chữ còn vụng về, nhưng đó mới là lời tri ân ý nghĩa và cao quý. Cần xây dựng một nền giáo dục thiết thực, thiết thân và trên hết là chân thực”.
Đọc tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai, bạn đọc sẽ hiểu vì sao tác giả trăn trở trước thực trạng này.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.