Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 8.9.2020

07/09/2020 22:21 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo Thanh Niên ngày mai 8.9.2020 phản ảnh tình trạng phụ huynh phải chi nhiều tiền cho sách giáo khoa, sách tham khảo… vào đầu năm học mới, đặc biệt với học sinh lớp 1.

Trên báo in Thanh Niên ngày mai 8.9.2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt, còn nêu thực trạng và đặt vấn đề vì sao tỷ lệ dân số Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật quá thấp? Một số trường đại học gia hạn nhận hồ sơ xét tuyển đại học bằng phương thức thi đánh giá năng lực.

"Nhà nghèo thì không cho con đi học nổi" 

Năm đầu tiên thực hiện chương trình mới, ngoài sách giáo khoa mới, học sinh lớp 1 phải mua thêm dụng cụ học tập đi kèm, cùng nhiều khoản chi phí khác nên mới đầu năm học phụ huynh đã “choáng” với tiền sách vở của con.
Mấy ngày nay cộng đồng mạng xôn xao với bảng liệt kê giá sách giáo khoa lớp 1 với 23 đầu sách giá 807.000 đồng của một trường tiểu học ở Q.8, TP.HCM.
Có con học tại Trường tiểu học Hồ Văn Thanh (Q.12, TP.HCM) anh N.V.L cho biết, dù gia đình đã biết trước năm nay học sinh lớp 1 sẽ học theo chương trình mới với bộ sách giáo khoa mới nhưng không nghĩ giá sách lại cao đến vậy. Theo anh L.,  tổng tiền sách và đồ dùng học tập ban đầu đã là 857.000 đồng.

Học sinh lớp 1 năm nay bắt đầu học chương trình, sách giáo khoa mới

Ngọc Dương

Nhiều phụ huynh có con vào lớp 1 năm nay cũng cho biết chi phí vào đầu năm học mới chỉ tính riêng tiền sách và dụng cụ học tập đã quá cao so với mọi năm. Đến mức có phụ huynh đã phải thốt lên: “Mới đầu năm học đã tốn kém như thế này, thì con nhà nghèo không đi học nổi”.
Vì sao học sinh lớp 1 năm nay phải trả chi phí quá cao cho tiền sách và dụng cụ học tập? Vì sao mỗi trường có chi phí khác nhau? Bộ và Sở GD-ĐT nói gì về điều này?... Phần giải đáp cũng như nỗi khổ vì các loại “đồng phục” của học sinh ở các cấp học khác sẽ được phản ảnh trong tin tức giáo dục trên báo in Thanh Niên ngày mai (8.9).

Vì sao đến 80% người từ 15 tuổi trở lên không có chuyên môn kỹ thuật?

Sinh viên một trường vao đẳng nghề trong giờ thực hành

Mỹ Quyên

Theo thống kê, cứ 100 học sinh tốt nghiệp THCS, sau 3 năm có từ 60-65 người tốt nghiệp THPT, trong số đó có 20 - 25 học sinh đỗ ĐH. Đào tạo nghề tác động đến 75-80% học sinh sau THCS, cho thấy tầm quan trọng của nó đối với nhân lực quốc gia. Tuy nhiên vì sao với hệ thống GD-ĐT lớn mạnh như Việt Nam mà vẫn còn trên 80% người dân 15 tuổi trở lên không có chuyên môn kỹ thuật trong khi các nước như Nhật Bản, Mỹ... tỷ lệ này dưới 20%?
Ngoài ra, cũng theo thống kê, sau gần 5 năm giao giáo dục nghề nghiệp về Bộ LĐ-TB&XH quản lý, tỷ lệ người có trình độ đại học trở lên tăng 2,4%, trong khi người có trình độ dưới đại học giảm 0,4%. Điều này trái ngược với dự báo của Tổng cục dạy nghề -Bộ LĐ-TB&XH đưa ra năm 2017.
Những số liệu này cho thấy cơ cấu bất hợp lý trong trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số quốc gia. Bài phân tích của chuyên gia trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai đặt ra các vấn đề cần giải quyết, các giải pháp thực hiện để nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhằm cạnh tranh với các nước.
Vì sao nhiều trường đại học điều chỉnh điểm sàn và gia hạn nhận hồ sơ xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM? Thí sinh có lợi gì với sự thay đổi này? Đây cũng là một trong những nội dung đáng quan tâm trong tin tức giáo dục đặc biệt.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.