Tỷ lệ khá giỏi của học sinh phổ thông là chưa thực chất

22/09/2017 11:54 GMT+7

Trong khi Bộ Giáo dục - Đào tạo báo cáo nhiều thành tựu giáo dục phổ thông , thì một cựu cán bộ quản lý giáo dục ở địa phương nhận xét: chất lượng đó là chưa thực chất.

Hôm nay (22.9), Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức hội thảo giáo dục 2017 với nội dung trọng tâm là bàn về chất lượng giáo dục phổ thông.
Trong phiên khai mạc của hội thảo, bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo đã trình bày báo cáo về chất lượng giáo dục phổ thông, mô tả khá đầy đủ thực trạng giáo dục Việt Nam, trong đó thành tựu là chủ yếu.
Theo bà Nghĩa, kết quả học tập của học sinh đã được cải thiện và nâng cao. Trừ cấp tiểu học (chỉ đánh giá theo 2 tiêu chí hoàn thành và chưa hoàn thành), ở 2 cấp THCS và THPT học sinh khá giỏi chiếm tỷ lệ áp đảo, còn học sinh yếu kém là rất ít.

tin liên quan

Có lo lắng khi nhiều điểm 10?
Cách đây khoảng 10 năm, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT khi đó cũng làm "rúng động" không chỉ giới truyền thông, phụ huynh mà còn lôi kéo cả xã hội vào cuộc đánh giá cách làm khi đó.
Cụ thể, cấp THCS, tỷ lệ học sinh đạt kết quả khá giỏi là 61,52% (trong đó học sinh giỏi chiếm 24,31%), học sinh yếu kém chiếm 4,4%. Ở cấp THPT, học sinh khá giỏi đạt 65,32% (giỏi 16,44%).
Tương ứng với kết quả trên là cơ cấu trong phân luồng sau THCS và THPT.  Trong đó, phần lớn học sinh học xong THCS thì học tiếp THPT; học xong THPT gần một nửa vào đại học và cao đẳng. “Do chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chưa tạo thuận lợi cho công tác định hướng nghề nghiệp, nên hiệu quả giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng còn hạn chế”, bà Nghĩa nói.  
"Nếu đánh giá đúng, chỉ 60% học sinh đạt trung bình trở lên"
Trong khi đó, một đại diện đến từ địa phương, ông Nguyễn Đình Anh, nguyên Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Nghệ An, lại cho rằng nếu đánh giá cho thực chất thì tỷ lệ học sinh đạt yêu cầu từ trung bình trở lên chỉ đạt khoảng 60%. Ông Anh chia sẻ: “Chất lượng học tập của học sinh đạt khá, giỏi mà Bộ GD-ĐT đánh giá là chưa thực chất. Bởi đánh giá cho đúng thì chất lượng học tập của học sinh phải đạt cả hai mặt: nắm chắc kiến thức văn hóa và phải thực hành thí nghiệm thành công kiến thức đã học được”.
Cũng theo ông Đình Anh, không chỉ học sinh mà cả giáo viên, tỷ lệ đạt từ yêu cầu trở lên ở mức 60%, trong đó chỉ 20% khá, giỏi. Đội ngũ giáo viên đã và đang giảng dạy chương trình phổ thông ở nước ta tuy đã được đào tạo bài bản, có trình độ trên chuẩn cao, nhưng nghề dạy học lại là một nghề vừa mang tính khoa học, vừa đòi hỏi người dạy phải có nghệ thuật trong giảng dạy (năng khiếu sư phạm - phóng viên).  Theo ông ĐÌnh Anh, vài chục năm gần đây, ở cấp tiểu học và THCS rất khó đạt mong muốn về chất lượng giáo dục phổ thông, bởi đã có ít nhất 70% giáo viên không có năng khiếu sư phạm phải tham gia đứng lớp.
“Các trường sư phạm khi tuyển sinh cần có phương pháp kiểm tra năng khiếu sư phạm của thí sinh, gồm: khả năng trình bày và chuyển tải một vấn đề về kiến thức phổ thông", ông Đình Anh đề xuất.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.