Mỹ đóng góp 22% nguồn tài chính cho các chương trình hoạt động của UNESCO. Bởi thế, việc Washington không đóng góp khiến UNESCO gặp khó khăn trong 2 năm qua, buộc tổ chức này phải điều chỉnh phân bổ nguồn tài lực và thậm chí cắt bỏ một vài chương trình đã dự tính. Tuy nhiên, Mỹ và Israel không làm tê liệt được hoạt động chung của UNESCO. Trái lại, việc bị truất quyền biểu quyết cho thấy Mỹ và Israel ngày càng bị cô lập trong UNESCO nói riêng và trong vấn đề công nhận Palestine là nhà nước độc lập trên thế giới nói chung.
Qua quyết định nói trên, UNESCO phát đi thông điệp là tổ chức này không hề loại trừ Mỹ và Israel nhưng sẵn sàng không cần đến hai nước đó. UNESCO không chấp nhận để Mỹ và Israel biến thành diễn đàn và khuôn khổ thực hiện lợi ích chính trị riêng, chứ chưa nói đến việc những lợi ích riêng ấy trái ngược với lợi ích chung của đại đa số các thành viên.
Mất quyền biểu quyết nghĩa là mất vai trò và ảnh hưởng trong tổ chức. Nhưng tác động tai hại hơn cả với Mỹ và Israel là mất thể diện và bị cô lập trên thế giới chứ không chỉ đơn thuần trong UNESCO. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy vốn là một quy luật của cuộc sống và có giá trị cả trong chính trị thế giới.
Thảo Nguyên
>> Mỹ và Israel sẽ tấn công Iran như thế nào?
>> Mỹ và Israel đã tạo ra siêu virus Flame?
>> Iran sẽ triệt hạ các cuộc tấn công của Mỹ và Israel
>> Iran cáo buộc Mỹ và Israel sát hại chuyên gia hạt nhân
Bình luận (0)