Độc đáo tranh nửa vẽ, nửa ảnh

24/04/2016 09:40 GMT+7

Chỉ vẽ một nửa sau đó ghép với một nửa ảnh thật còn lại. Đấy là kiểu vẽ tranh độc đáo của Võ Quốc Vẹn, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Chỉ vẽ một nửa sau đó ghép với một nửa ảnh thật còn lại. Đấy là kiểu vẽ tranh độc đáo của Võ Quốc Vẹn, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Quốc Vẹn và các tác phẩm của anh - Ảnh: N.VQuốc Vẹn và các tác phẩm của anh - Ảnh: N.V
Ngay sau khi “trình làng” bộ tranh nửa vẽ, nửa ảnh, Quốc Vẹn đã nhận được sự quan tâm và ngưỡng mộ của nhiều người.
Thể loại tranh này đã xuất hiện trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì còn khá mới mẻ. “Nhiều người thường dùng cụm từ “đẹp như thật” để nhận xét các bức tranh. Nên mình muốn thử sức với thể loại tranh này. Một mặt muốn người xem thấy được độ thật của bức tranh chỉ bằng một cái nhìn mà không cần liên tưởng, mặt khác cũng muốn rèn luyện kỹ năng vẽ của bản thân”, Quốc Vẹn chia sẻ.
Theo Vẹn, tranh nửa vẽ, nửa ảnh thách thức người vẽ rất nhiều, bởi không chỉ cần đẹp mà còn phải đẹp y thật. Trước tiên phải có mẫu vẽ là một bức ảnh được chụp sẵn, sau đó sẽ vẽ một nửa rồi ghép với một nửa tấm hình. Muốn khi ghép hai nửa lại với nhau mà không có độ chênh đòi hỏi người vẽ phải đo thật kỹ kích thước cũng như từng đường nét của mẫu vẽ.
Việc cắt ảnh cũng như chọn phần nào để vẽ là tùy theo ý đồ của người vẽ mà thông thường là Vẹn sẽ chia dọc. “Vì mình hay thực hiện các tác phẩm tranh chân dung nên chia dọc sẽ thấy được đầy đủ ngũ quan của nhân vật, bố cục cũng cân đều hơn. Người xem cũng dễ so sánh hơn. Như con mắt bên này với con mắt bên kia, phần miệng bên ảnh với phần miệng bên vẽ…”, Vẹn cho hay.
Độc đáo tranh nửa vẽ, nửa ảnh 1
Cũng theo Vẹn, thành công của tác phẩm tranh khi ghép lại là sự tương đồng về thần thái gương mặt. Việc khớp nhau về kích thước thì không khó. Nhưng khó khăn nhất là sự trùng khớp về thần thái gương mặt. Mà thần thái chủ yếu là nằm ở con mắt và cái miệng. Nên đây cũng là lý do phải chia dọc một tác phẩm tranh chân dung với kiểu vẽ ghép này. Lúc đầu, Vẹn phải mất đến 5 - 6 lần hư hỏng để hoàn thiện được tác phẩm vừa ý.
Thể loại tranh này cũng đòi hỏi sự kiên trì rất cao. “Người vẽ phải thật sự tập trung. Cũng như chấp nhận những thất bại lúc bắt đầu. Lần đầu ghép lại không thành công thì ta xem điểm nào chưa giống, điểm nào còn chênh để khắc phục”, Vẹ̣n chia sẻ và cho biết thời gian đầu anh phải mất đến 5 - 6 lần hư hỏng để hoàn thiện được tác phẩm vừa ý.
Hiện giờ với mỗi tác phẩm, Vẹn chỉ cần thực hiện một lần trong thời gian từ 5 đến 6 tiếng. Anh đang sở hữu 40 tác phẩm tranh theo thể loại này. Điểm đặc biệt nhất là với mỗi bức tranh Vẹn luôn sáng tạo trong việc tô màu. Vì theo Vẹn, phải để người xem phân biệt được bên nào là vẽ, bên nào là ảnh thật. “Giống đến độ phải tô màu sáng tạo để phân biệt với ảnh?”, người viết hỏi. Vẹn cười: “Dù sao cũng để người xem phân biệt được chứ không thì còn gì là tranh”.
Mê vẽ từ nhỏ, tự thấy bản thân cũng có năng khiếu nhưng không nhận được sự ủng hộ của gia đình nên Quốc Vẹn chưa từng học qua trường lớp nào về hội họa, tự mày mò và tự học là chính. Ngoài những tác phẩm tranh ghép độc đáo này, mọi người còn biết đến cái tên Võ Quốc Vẹn với bộ 30 bức tranh sống động được vẽ bằng chất liệu cà phê. Bên cạnh đó là bộ sưu tập 500 tác phẩm tranh chân dung truyền thần.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.