Hai nhà khoa học đoạt giải Nobel giao lưu với giới trẻ Việt Nam

18/07/2015 05:56 GMT+7

(TNO) Ngày 17.7, UBND tỉnh Bình Định đã chính thức công bố các chương trình tại Lễ khởi công Công trình Tổ hợp không gian khoa học và các Hội nghị khoa học quốc tế năm 2015 tại Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE - ở phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn).

(TNO) Ngày 17.7, UBND tỉnh Bình Định đã chính thức công bố các chương trình tại Lễ khởi công Công trình Tổ hợp không gian khoa học và các Hội nghị khoa học quốc tế năm 2015 tại Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE - ở phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn).

GS. George Smoot (thứ 3 từ phải sáng) và các nhà khoa học tên tuổi khác tham dự lễ khánh thành ICISE vào năm 2013 - Ảnh: Đào Ngọc ThạchGS. George Smoot (thứ 3 từ phải sáng) và các nhà khoa học tên tuổi khác tham dự lễ khánh thành ICISE vào năm 2013 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Theo đó, Tổ hợp không gian khoa học khởi công vào ngày 20.7 tại phường Ghềnh Ráng (Quy Nhơn) có tổng vốn đầu tư 171 tỉ đồng, bao gồm 3 hạng mục: Nhà mô hình vũ trụ, Bảo tàng khoa học và Đài quan sát thiên văn. Thời gian xây dựng công trình khoảng 2 năm (2015 -2017).
Công trình này do Sở Khoa học và Công nghệ, Tỉnh đoàn Bình Định làm chủ đầu tư.
Đơn vị sáng lập và phát triển dự án về mặt khoa học là Hội Gặp gỡ Việt Nam - GS. Trần Thanh Vân (quốc tịch Pháp, gốc Việt) và các cộng sự quốc tế.
Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết: “Tổ hợp không gian khoa học tại Quy Nhơn là tổ hợp không gian khoa học đại chúng đầu tiên ở Việt Nam. Mục tiêu của dự án là chú trọng đến việc đưa khoa học đến với quần chúng và phát triển tình yêu khoa học cho nhân dân, đặc biệt là giới trẻ”.
GS. Trần Thanh Vân cũng cho biết trong tháng 7 và tháng 8 này, Hội Gặp gỡ Việt Nam tổ chức 5 hội nghị vật lý quốc tế tại ICISE với các chủ đề về các hệ hành tinh, các va chạm về ion nặng, những chủ đề nóng trong thuyết tương đối rộng và lực hấp dẫn, công nghệ và ứng dụng grapheme, vũ trụ học…
Tham gia các hội nghị này có nhiều nhà khoa học tên tuổi trên thế giới, trong có 3 nhà khoa học từng đoạt các giải thưởng cao quý gồm: GS. Lưu Lệ Hằng, GS. Jerome Friedman và GS. George Smoot.
GS. Lưu Lệ Hằng (sinh năm 1963, quốc tịch Mỹ, gốc Việt), công tác tại Khoa thiên văn học thuộc Đại học Harvard và phòng thí nghiệm Lincoln tại Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ). Nữ giáo sư gốc Việt này đoạt giải Shaw năm 2012 (giải thưởng lớn và uy tín nhất châu Á) và giải Kavli Thiên văn học năm 2012 (giải thưởng lớn và uy tín nhất trong lĩnh vực Thiên văn học).
GS Lưu Lệ Hằng sẽ nói chuyện và giao lưu với học sinh, sinh viên, công chúng yêu khoa học về chủ đề “Cách nhìn mới về hệ Mặt trời và những khám phá của thiên văn học liên quan” tại Hội trường Trung tâm VH-TT tỉnh Bình Định (TP Quy Nhơn) vào chiều 21.7.
GS. Jerome Friedman (sinh năm 1930, quốc tịch Mỹ) công tác tại Đại học Chicago. Ông đoạt giải Nobel Vật lý năm 1990. Ông sẽ nói chuyện với học sinh, sinh viên, công chúng yêu khoa học về “Vật lý hạt cơ bản” tại Hội trường Trung tâm VH-TT tỉnh Bình Định vào chiều 28.7.
GS. George Smoot (sinh năm 1945, quốc tịch Mỹ), giảng viên môn vật lý tại Đại học California, nghiên cứu cao cấp tại Phòng nghiên cứu quốc gia Lawrence Berkel, giảng viên môn vật lý tại Đại học Paris Diderot.
Ông đoạt giải giải Nobel năm 2006 và được trao tặng Huân chương Einstein và Huân chương Oersted năm 2009.
GS. George Smoot sẽ giao lưu với các tài năng trẻ Việt Nam tại Trung tâm ICISE vào sáng 18.8.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.