‘Lợi nhuận khổng lồ’ của một người khiếm thị

23/01/2016 15:44 GMT+7

'Tôi may mắn có được khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc đầu tư vào các em sinh viên khiếm thị!'.

'Tôi may mắn có được khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc đầu tư vào các em sinh viên khiếm thị!'.

Ông Phạm Đức Trung Kiên trao học bổng cho những sinh viên khiếm thị - Ảnh: Như LịchÔng Phạm Đức Trung Kiên trao học bổng cho những sinh viên khiếm thị - Ảnh: Như Lịch
Đó là khẳng định của ông Phạm Đức Trung Kiên, Chủ tịch Quỹ từ thiện VN, tại buổi lễ trao học bổng Hướng Dương dành cho sinh viên khiếm thị, diễn ra tại Trường trung cấp Du lịch và khách sạn Saigontourist ngày 23.1.
Tại sự kiện trên, ông Kiên cùng đại gia đình của mình và bạn bè thân hữu đã trao tặng 61 suất học bổng và 17 laptop cho những sinh viên khiếm thị, với tổng giá trị hơn 420 triệu đồng.
Như vậy, suốt 16 năm qua, thông qua Thư viện Sách nói dành cho người mù, ông Kiên cùng những nhà hảo tâm đã tài trợ 603 suất học bổng cho 183 sinh viên, trong đó có 115 sinh viên đã tốt nghiệp và một số sinh viên học văn bằng 2, thạc sĩ. Bên cạnh đó, ông còn trao tặng gần 150 laptop cho những sinh viên khiếm thị có điểm trung bình từ 7 trở lên… Tổng số tiền tài trợ đến nay ước tính trên 4 tỉ đồng.
Ông Phạm Đức Trung Kiên (giữa) tham gia văn nghệ cùng các sinh viên khiếm thị và những nhà tài trợ - Ảnh: Như LịchÔng Phạm Đức Trung Kiên (giữa) tham gia văn nghệ cùng các sinh viên khiếm thị và những nhà tài trợ - Ảnh: Như Lịch
Không những vậy, ông còn tích cực hỗ trợ và vận động quyên góp để xây dựng trụ sở Thư viện sách nói tại TP.HCM (khởi công vào ngày 10.1 vừa qua tại số 18 Đinh Tiên Hoàng, Q.1)
Đại diện những sinh viên nhận học bổng, chị Đào Thị Lệ Xuân (tốt nghiệp văn bằng 2 Khoa Ngữ văn Anh, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) xúc động nói: “Học bổng Hướng Dương do anh Kiên tài trợ là nguồn động lực vô cùng to lớn giúp chúng em phấn đấu không ngừng, là một điểm tựa đáng tin cậy hằng năm cho chúng em. Suốt 7 năm gắn bó với học bổng này, em luôn nhớ câu nói của anh Kiên: ‘Các em chính là sự đầu tư của anh’. Giá trị của chúng em đã được nâng lên và em tự nhủ mình phải sống sao cho xứng đáng với sự trao gửi ấy. Hiện nay, em đã có một số công việc ổn định và đang mở cơ sở kết hạt cườm để tạo việc làm cho những bạn trẻ khác”.
Cảm kích nhận món quà là bình hoa kết cườm từ chị Lệ Xuân, ông Phạm Đức Trung Kiên chia sẻ: “Gia đình tôi may mắn có một khoản lợi nhuận khi đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, việc đầu tư cho các sinh viên mù mới chính là nguồn lợi nhuận lớn gấp nhiều lần mà chúng tôi có được. Ở đây, nguồn lợi nhuận không phải chỉ đến trong một lúc nào đó mà thể hiện trong cả cuộc đời của các em sinh viên này. Bởi vì, các em đã, đang làm được những điều hữu ích cho bản thân và xã hội. Trách nhiệm của các em là tiếp nối và nhân rộng ra những việc thiện để giúp đỡ cho nhiều người khác”.
Ông Kiên cho hay vợ chồng ông luôn dắt theo các con đến những sự kiện như thế này để các con được chứng kiến, làm quen với những hoạt động thiện nguyện.
Được biết, trong thời gian ở Mỹ, đôi mắt ông Phạm Đức Trung Kiên mờ dần do căn bệnh thoái hóa võng mạc. Bất chấp bệnh tật, ông vẫn đeo đuổi việc học để lấy bằng cử nhân marketing quốc tế tại Trường ĐH Colorado.
Không những vậy, ông là người VN đầu tiên được tiếp nhận vào chương trình cao học tại Trường ĐH Stanford danh giá. Sau đó, ông nhận một lúc hai bằng thạc sĩ về quản lý kinh doanh và kinh tế toàn cầu. Năm 1990, trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Trường Stanford, ông vinh dự nằm trong số 100 cựu sinh viên xuất sắc xuyên suốt lịch sử của trường.
Tuy khiếm khuyết thị lực nhưng trong nhiều năm, ông vẫn được bổ nhiệm làm trợ tá đặc biệt phụ trách các vấn đề an ninh quốc tế trong Bộ Quốc phòng Mỹ. Từ năm 2001 đến 2003, ông được chính quyền Tổng thống George W.Bush (con) tuyển chọn làm Giám đốc điều hành Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) do Quốc hội Mỹ thành lập. Thông qua VEF, đã có nhiều sinh viên VN xuất sắc đến Mỹ học thạc sĩ, tiến sĩ và sau đó trở về phục vụ quê hương.
Sau khi về VN định cư, ông Kiên thành lập và điều hành Quỹ từ thiện VN (The Vietnam Foundation).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.