Những thầy giáo trẻ thầm lặng

20/04/2010 01:51 GMT+7

Vượt qua "cổng trời" đầy khó khăn, bên dưới là vực sâu thăm thẳm, hành trình Đèn Đom Đóm (ĐĐĐ) đã có mặt tại trường Tiểu học Pù Nhi, huyện Mường Lát, Thanh Hóa - nơi 90% giáo viên là những thầy giáo trẻ miền xuôi, ngày ngày tận tâm bám lớp để mang con chữ đến cho các học trò nhỏ.

Ngôi trường không có bàn học

Đến được phân trường thuộc bản Pù Quăn, mới thấy hết những khó khăn trong công tác dạy và học, mà thầy và trò ở đây vẫn cùng nhau gắng sức khắc phục trong thời gian qua. Đường đi vào bản ngoằn ngoèo, lởm chởm đá sắc nhọn nằm ngổn ngang, bởi nó đang được Nhà nước đầu tư mở mới, để người dân và học trò vùng núi dễ đi lại hơn, cũng như thuận lợi hơn trong việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với bên ngoài của rất nhiều cộng đồng sáu dân tộc anh em đang sinh sống ở tỉnh vùng núi xứ Thanh này.

Trường Tiểu học Pù Nhi có 1 điểm trường chính và 9 phân trường phụ, nơi hội tụ học sinh người Mông và người Dao từ lớp 1 đến lớp 5. Thiếu thốn từ cơ sở vật chất đến đường giao thông, thương cho thầy cô và các em nhỏ mỗi ngày cứ phải lội bộ 5, 7 cây số để đến trường. Thầy hiệu trưởng Hoàng Lê Thành, người gắn bó 15 năm với trường Tiểu học Pù Nhi, cho biết: "Pù Quăn là một trong những điểm trường đầy khó khăn, đường sá vào trường xa xôi, lầy lội, lớp học được ghép tạm bợ bằng những thanh tre nứa, không bàn ghế, cơ sở vật chất còn thiếu thốn mọi bề. Đời sống của giáo viên miền xuôi lên "cắm bản" cũng còn lắm gian nan. Vì học trò vùng cao, nhiều thầy cô giáo trẻ đã tự nguyện gắn bó với bản để chăm lo cái chữ cho học trò".

Nỗi lòng thầy giáo trẻ vùng cao

Chúng tôi không khỏi chạnh lòng khi nhìn thấy ngôi nhà mà gọi đúng hơn là cái chòi xập xệ - nơi ăn ở của các thầy giáo hằng ngày. Không điện, không mạng internet, việc cập nhật thông tin, giải trí với chiếc radio, tivi hay trò chuyện với bạn bè qua điện thoại trở nên vô cùng xa xỉ với các thầy giáo trẻ. Đã vậy, trung tâm huyện cách xa nơi ở đến 15-20 cây số đường rừng, những bữa ăn thất thường, cái lạnh, cái rét của những cơn mưa rừng, gió núi khiến bệnh sốt rét, dịch tả, cúm… thường xuyên giày vò các giáo viên nơi đây.

Tuy nhiên, những khó khăn, thiệt thòi ấy không những không thể làm lung lay ý chí và mục tiêu của các thầy giáo trẻ mà còn là động lực để họ quyết tâm giảng dạy và duy trì sĩ số học sinh tới lớp. Nơi đây, có những thầy giáo đã âm thầm, lặng lẽ trèo đèo, vượt suối, đi đến từng nhà để vận động các gia đình người Mông cho con em mình đến lớp. Xót xa nhìn những đôi chân trần nhỏ bé rét run, nứt nẻ vì đá, vì lạnh, các thầy còn trích những đồng lương ít ỏi của mình mua cho các em những đôi dép, chiếc áo ấm mới.

Nán lại một ngày với các thầy giáo ở trường Tiểu học Pù Nhi, hành trình ĐĐĐ của nhãn hàng sữa Cô Gái Hà Lan đã có dịp chứng kiến tận mắt hoàn cảnh thiếu thốn và lắng nghe những khát khao giản dị, lạc quan của các thầy giáo trẻ về một ngôi trường mới tươm tất hơn, về mong ước cuộc sống của các em học sinh đỡ vất vả hơn. Ánh mắt rạng ngời hạnh phúc của các thầy giáo cùng các em học sinh khi đón nhận học bổng ĐĐĐ khiến chúng tôi càng thêm quyết tâm bằng mọi giá phải đưa vòng tay nhân ái của cộng đồng đến với trường Tiểu học Pù Nhi và nhiều ngôi trường khác. Chương trình truyền hình thực tế ĐĐĐ được phát sóng hằng tuần lúc 19 giờ 50 thứ ba trên VTV2 và 8 giờ chủ nhật trên VTV3 - đây sẽ là chiếc cầu nối để Cô Gái Hà Lan cùng cộng đồng chung tay thắp sáng nhiệt huyết của thầy trò vùng cao xa xôi.

Bạn đọc có thể tham gia hoặc đóng góp cho chương trình bằng nhiều hình thức khác nhau:

Đề cử cho ngôi trường hay tấm gương hiếu học cần được giúp đỡ mà bạn biết bằng cách gửi thư về địa chỉ: dendomdom@dutchlady.com.vn

Bình chọn & đóng góp cho ngôi trường cần được xây dựng sớm nhất bằng cách nhắn tin về tổng đài 8704 với cú pháp:

- DDD Mã số trường để bình chọn và đóng góp/hoặc DDD chỉ để đóng góp cho chương trình.

Truy cập vào địa chỉ website: www.dendomdom.com.vn hoặc www.toiyeucogaihalan.com.

Bảo Ngọc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.