Xin lỗi khó lắm sao ?

19/03/2015 07:00 GMT+7

Nhiều người nhìn nhận, họ sợ “quê”, sợ mất uy tín khi phải nói ra lời xin lỗi. Điều này có thể gây ra nhiều phiền toái, nhiêu khê, thậm chí cả chuyện đau lòng...

Nhiều người nhìn nhận, họ sợ “quê”, sợ mất uy tín khi phải nói ra lời xin lỗi. Điều này có thể gây ra nhiều phiền toái, nhiêu khê, thậm chí cả chuyện đau lòng...

NHƯ LỊCH  Nhiều người nhìn nhận, họ sợ “quê”, sợ mất uy tín khi phải nói ra lời xin lỗi. Điều này có thể gây ra nhiều phiền toái, nhiêu khê, thậm chí cả chuyện đau lòng...  Nói ra sợ mất mặt Trong buổi tọa đàm “Mẹ và con gái” diễn ra vào ngày 6.3 tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM, một bà mẹ khi chia sẻ kinh nghiệm dạy con đã nói: “Mẹ phải biết khoan dung, tha thứ những lỗi lầm của con khi con biết sửa sai”. Tham gia chủ trì buổi tọa đàm, TS Nguyễn Thị Bích Hồng (Trưởng bộ môn tâm lý học và giáo dục ứng dụng, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) hỏi: “Trường hợp con đúng, mẹ sai thì sao?”. Một chút lúng túng, bà phân trần: “Mình không nói ra lời xin lỗi mà im lặng vì sợ quê, sợ mất mặt, dù trong thâm tâm mình biết mình sai. Im lặng cũng là một cách thừa nhận cái sai của mình”. Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng thẳng thắn cho rằng: “Có những khi phụ huynh, người lớn ra quyết định không đúng, la mắng trẻ oan ức. Những lúc đó, chúng ta cần xin lỗi các em. Không phải mình xin lỗi, nhận lỗi là làm mất uy tín của mình. Ngược lại, mình đang làm gương, mình dạy con em tính trung thực, khi có lỗi thì sẵn sàng nhận lỗi”. Mới đây, anh Nguyễn Văn Bảy (Q.10, TP.HCM) kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện khó xử của gia đình mình. Số là hai đứa con anh cùng thỏa thuận chơi game trên điện thoại di động như sau: Mỗi đứa chơi một ván, ai “chết’’ (thua) thì tự động đưa máy cho đứa kia. Do cô em nhanh “chết” hơn nên thời gian giữ máy ít hơn người anh. Cô bé mè nheo khóc đòi anh mình đưa điện thoại để chơi được nhiều ván. Thấy vậy, vợ anh Bảy đã la cậu con trai không biết nhường nhịn em. Cậu bé vùng vằng giận dỗi. Không hiểu đầu đuôi câu chuyện, anh Bảy buộc cậu bé phải xin lỗi mẹ nhưng nó tỏ ra không “tâm phục, khẩu phục”. Anh Bảy day dứt: “Chuyện tưởng nhỏ nhặt vậy thôi nhưng nếu tiếp tục căng thẳng, có thể chúng tôi sẽ đẩy con mình ra xa tổ ấm. Thằng bé có ý định xách xe đạp bỏ đi vào sáng hôm sau. Chắc tối nay về chúng tôi sẽ nói chuyện với hai con, bảo đứa nhỏ cũng phải xin lỗi thằng anh và xin lỗi ba mẹ”. Thế nhưng, anh Bảy không nhắc gì đến lỗi vội vàng phán xét của vợ chồng anh đối với con mình... “Đã sai, lại còn nạt nộ” Trên thực tế, có nhiều cảnh tréo ngoe tồn tại. Chẳng hạn, những người đầu tiên dừng xe lúc đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thường dễ bị húc phía sau, kèm theo những câu nặng lời, đại loại: “Chạy luôn đi! Muốn tông chết hả?”; “Điên à? Có biết chạy xe không đó?”. Rồi khi có va quệt, không ít người bị nạn đành phải cắn răng chịu trận trước cảnh sừng sộ, hiếp đáp ngược đời của kẻ gây ra lỗi... Tiến sĩ giáo dục học Thạch Ngọc Yến cám cảnh: “Tôi đi nước ngoài, thấy người ta nói lời xin lỗi, cảm ơn đúng nơi, đúng thời điểm. Còn ở VN, nhiều người họ làm sai lại còn nạt nộ mình nữa chứ!”. Theo tiến sĩ Thạch Ngọc Yến, văn hóa xin lỗi ở VN rất ít được áp dụng, nhất là trong đội ngũ cán bộ, công chức. Bà Yến tâm tư: “Tôi từng chứng kiến một số người dân phải đi lên đi xuống nhiều lần, chờ đợi mỏi mòn do sự trễ hẹn của công chức tiếp dân. Những cán bộ ngồi ở bàn bên cạnh thấy người dân chờ đợi như vậy cũng không thèm hỏi thăm và cũng chẳng thèm giải thích cho dân lấy một lời”. Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Văn Tuấn (P.12, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) nêu ý kiến: “Cán bộ, công chức ở nước ta dễ dầu gì xin lỗi dân. Nếu có lỗi gì với dân thì họ thường chọn cách im lặng. Đến khi dân làm lớn chuyện, đưa ra công luận thì cực chẳng đã họ mới làm văn bản xin lỗi. Tuy nhiên, chưa chắc người làm lỗi đó trực tiếp đến xin lỗi dân mà có khi họ nhờ nhân viên dưới quyền làm thay”. Theo ông Tuấn, điều này khác với cách hành xử ở một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản. Ông nhận xét: “Khi người ta làm một cái gì đó không đúng, không tròn nhiệm vụ với dân chúng là họ thành khẩn cúi đầu xin lỗi dân. Họ xin lỗi trên đài truyền hình, đài phát thanh rồi từ chức. Rõ ràng họ rất đề cao tính hiệu quả của công việc đồng thời coi việc xin lỗi dân là rất cần thiết và quan trọng”. Rồi ông ngậm ngùi nói thêm: Không biết bao giờ mình mới bằng họ… N.L (Còn tiếp)Không ít vụ ẩu đả bắt nguồn từ việc ứng xử thiếu kiềm chế của người trong cuộc - Ảnh: Shutterstock
Nói ra sợ mất mặt
Cán bộ, công chức ở nước ta dễ dầu gì xin lỗi dân. Nếu có lỗi gì với dân thì họ thường chọn cách im lặng. Đến khi dân làm lớn chuyện, đưa ra công luận thì cực chẳng đã họ mới làm văn bản xin lỗi
Nguyễn Văn Tuấn (P.12, Q.Phú Nhuận, TP.HCM)
Trong buổi tọa đàm “Mẹ và con gái” diễn ra vào ngày 6.3 tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM, một bà mẹ khi chia sẻ kinh nghiệm dạy con đã nói: “Mẹ phải biết khoan dung, tha thứ những lỗi lầm của con khi con biết sửa sai”. Tham gia chủ trì buổi tọa đàm, TS Nguyễn Thị Bích Hồng (Trưởng bộ môn tâm lý học và giáo dục ứng dụng, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) hỏi: “Trường hợp con đúng, mẹ sai thì sao?”. Một chút lúng túng, bà phân trần: “Mình không nói ra lời xin lỗi mà im lặng vì sợ quê, sợ mất mặt, dù trong thâm tâm mình biết mình sai. Im lặng cũng là một cách thừa nhận cái sai của mình”.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng thẳng thắn cho rằng: “Có những khi phụ huynh, người lớn ra quyết định không đúng, la mắng trẻ oan ức. Những lúc đó, chúng ta cần xin lỗi các em. Không phải mình xin lỗi, nhận lỗi là làm mất uy tín của mình. Ngược lại, mình đang làm gương, mình dạy con em tính trung thực, khi có lỗi thì sẵn sàng nhận lỗi”.
Mới đây, anh Nguyễn Văn Bảy (Q.10, TP.HCM) kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện khó xử của gia đình mình. Số là hai đứa con anh cùng thỏa thuận chơi game trên điện thoại di động như sau: Mỗi đứa chơi một ván, ai “chết’’ (thua) thì tự động đưa máy cho đứa kia. Do cô em nhanh “chết” hơn nên thời gian giữ máy ít hơn người anh. Cô bé mè nheo khóc đòi anh mình đưa điện thoại để chơi được nhiều ván. Thấy vậy, vợ anh Bảy đã la cậu con trai không biết nhường nhịn em. Cậu bé vùng vằng giận dỗi. Không hiểu đầu đuôi câu chuyện, anh Bảy buộc cậu bé phải xin lỗi mẹ nhưng nó tỏ ra không “tâm phục, khẩu phục”.
Anh Bảy day dứt: “Chuyện tưởng nhỏ nhặt vậy thôi nhưng nếu tiếp tục căng thẳng, có thể chúng tôi sẽ đẩy con mình ra xa tổ ấm. Thằng bé có ý định xách xe đạp bỏ đi vào sáng hôm sau. Chắc tối nay về chúng tôi sẽ nói chuyện với hai con, bảo đứa nhỏ cũng phải xin lỗi thằng anh và xin lỗi ba mẹ”. Thế nhưng, anh Bảy không nhắc gì đến lỗi vội vàng phán xét của vợ chồng anh đối với con mình...
“Đã sai, lại còn nạt nộ”
Ý kiến
Mấy khi cha mẹ  nhận mình sai
Mấy khi cha mẹ nhận mình sai và con đúng. Xin lỗi chính là việc cha mẹ thể hiện sự tôn trọng của mình với con cái, xem con như một cá nhân thật sự, phải được đối xử công bằng và bình đẳng như mọi người.
(Lương Ngọc Trung Hạnh, nhân viên cung ứng thực phẩm cao cấp, Q.1, TP.HCM)
Ngại nói bằng lời
Hiếm khi nào tôi nói lời xin lỗi vì ngại và vì thói quen lâu nay vậy. Thay cho lời nói, tôi thường chuộc lỗi bằng cử chỉ, hành động với “đối phương”.
(Võ Thị Hiền, công nhân KCX Tân Thuận, Q.7, TP.HCM)
Trên thực tế, có nhiều cảnh tréo ngoe tồn tại. Chẳng hạn, những người đầu tiên dừng xe lúc đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thường dễ bị húc phía sau, kèm theo những câu nặng lời, đại loại: “Chạy luôn đi! Muốn tông chết hả?”; “Điên à? Có biết chạy xe không đó?”. Rồi khi có va quệt, không ít người bị nạn đành phải cắn răng chịu trận trước cảnh sừng sộ, hiếp đáp ngược đời của kẻ gây ra lỗi...
Tiến sĩ giáo dục học Thạch Ngọc Yến cám cảnh: “Tôi đi nước ngoài, thấy người ta nói lời xin lỗi, cảm ơn đúng nơi, đúng thời điểm. Còn ở VN, nhiều người họ làm sai lại còn nạt nộ mình nữa chứ!”.
Theo tiến sĩ Thạch Ngọc Yến, văn hóa xin lỗi ở VN rất ít được áp dụng, nhất là trong đội ngũ cán bộ, công chức. Bà Yến tâm tư: “Tôi từng chứng kiến một số người dân phải đi lên đi xuống nhiều lần, chờ đợi mỏi mòn do sự trễ hẹn của công chức tiếp dân. Những cán bộ ngồi ở bàn bên cạnh thấy người dân chờ đợi như vậy cũng không thèm hỏi thăm và cũng chẳng thèm giải thích cho dân lấy một lời”.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Văn Tuấn (P.12, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) nêu ý kiến: “Cán bộ, công chức ở nước ta dễ dầu gì xin lỗi dân. Nếu có lỗi gì với dân thì họ thường chọn cách im lặng. Đến khi dân làm lớn chuyện, đưa ra công luận thì cực chẳng đã họ mới làm văn bản xin lỗi. Tuy nhiên, chưa chắc người làm lỗi đó trực tiếp đến xin lỗi dân mà có khi họ nhờ nhân viên dưới quyền làm thay”.
Theo ông Tuấn, điều này khác với cách hành xử ở một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản. Ông nhận xét: “Khi người ta làm một cái gì đó không đúng, không tròn nhiệm vụ với dân chúng là họ thành khẩn cúi đầu xin lỗi dân. Họ xin lỗi trên đài truyền hình, đài phát thanh rồi từ chức. Rõ ràng họ rất đề cao tính hiệu quả của công việc đồng thời coi việc xin lỗi dân là rất cần thiết và quan trọng”.
Rồi ông ngậm ngùi nói thêm: Không biết bao giờ mình mới bằng họ…
Án mạng liên quan đến lời xin lỗi
Ngày 12.1, TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt bị cáo Đỗ Văn Vinh Em (19 tuổi, trú TP.Nha Trang) 9 năm tù về tội giết người và phải bồi thường cho gia đình bị hại hơn 154 triệu đồng.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 20 giờ 30 ngày 29.1.2014, Vinh Em chở bạn gái về nhà bà ngoại của bạn gái ở P.Vĩnh Phước (TP.Nha Trang). Trên đường đi, Em có va quệt với Võ Văn Phú đang đứng tiểu bên đường. Vinh Em xin lỗi rồi đi tiếp. Được một đoạn, Vinh Em lại tiếp tục va quệt xe máy với một phụ nữ. Bực mình, Phú cùng một số thanh niên, trong đó có Ngô Văn Tuấn đến chỗ Vinh Em để “dạy dỗ”. Tuấn hỏi Vinh Em: “Tung người ta sao không xin lỗi?”. Vinh Em trả lời: “Ủi chứ không tung”. Nghe vậy, Tuấn cầm chậu gạch men để ngoài đường đập vào đầu Vinh Em. Vinh Em bỏ xe máy cùng bạn gái vùng chạy. Sau đó, Vinh Em nhặt chiếc kéo ở quán hàng dọc đường rồi quay lại lấy xe máy. Giữa đường, Vinh Em gặp nhóm của Tuấn và bị Tuấn chửi, Vinh Em đã đâm kéo vào ngực Tuấn. Tuấn được đưa đi bệnh viện cấp cứu, nhưng đã tử vong vài ngày sau đó.
(Còn tiếp)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.