(TNO) Giôm (tên gọi thân mật của cựu HLV trưởng đội tuyển U.19 Việt Nam và CLB Hoàng Anh Gia Lai) với Miura (HLV trưởng đội tuyển Việt Nam) có rất nhiều điểm khác nhau, nhưng lại giống nhau ở một điều cơ bản: cả hai vừa làm vừa học vừa dần dần... vỡ khi quyết định nhận một công việc mới.
Bầu chọn
Theo bạn, đội tuyển VN có nên giữ HLV Miura?
Theo bạn, đội tuyển VN có nên giữ HLV Miura?
Trên cương vị mình chưa từng trải qua, cả Giôm (phải) lẫn Miura (trái) đều rơi vào trạng thái vừa làm vừa "vỡ" - Ảnh: Khả Hòa
|
Nếu Giôm theo đuổi bóng đá đẹp tới cùng thì Miura lại là một nhà đánh trận đầy thực dụng. Với Giôm cái đẹp đáng phải được bảo vệ trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, còn với Miura, đẹp không phải là mục đích, cũng chưa chắc là phương tiện, kết quả cuối cùng - đấy mới là điều quan trọng nhất.
Nếu trước khi ngồi lên ghế HLV trưởng đội tuyển U.19 Việt Nam rồi CLB Hoàng Anh Gia Lai, Giôm là một ông giáo gõ đầu trẻ và được đánh giá là một thầy giáo yêu nghề, trình độ cao, thì trước khi ngồi lên ghế HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Miura lại là một bình luận viên bóng đá cho một kên truyền hình Nhật Bản.
Công việc của một thầy giáo bóng đá và một bình luận viên bóng đá dĩ nhiên rất khác nhau, nhưng giống nhau ở chỗ, nó đều đòi hỏi một khả năng nắm bắt những lý thuyết bóng đá từ thấp đến cao và có thể truyền đạt cái lý thuyết ấy cho học trò hoặc cho khán giả một cách sống động và thuyết phục.
Thực tế thì trước khi trở thành một nhà "lý thuyết bóng đá" hay "sư phạm bóng đá", Giôm cũng từng đá bóng và trước khi trở thành một bình luận viên bóng đá, Miura cũng từng tu nghiệp nghề HLV tại Đức, rồi từng dẫn dắt một số CLB Nhật Bản và được đánh giá là người có khả năng giúp các CLB nhỏ bé tiến bộ và nâng chất. Nói thế để thấy họ không phải là những nhà lý thuyết suông.
Nhưng khi trở thành HLV trưởng một đội tuyển U dự một giải đấu trẻ và một CLB dự V-League thì Giôm lại thực hiện cái nhiệm vụ mà một thầy giáo bóng đá hay một cầu thủ bóng đá chưa từng thực hiện. Cũng như thế, khi trở thành HLV trưởng một đội tuyển quốc gia thì Miura phải làm cái nhiệm vụ mà một bình luận viên - một HLV bóng đá cấp CLB chưa từng làm.
Thế nên, ở cái cương vị mình chưa từng trải qua, cả Giôm lẫn Miura đều rơi vào trạng thái vừa làm vừa "vỡ". Nếu ở trận đồ V-League, Giôm vỡ ra rằng việc sử dụng toàn những cầu thủ trẻ, dù là những cầu thủ trẻ tài năng, được đào tạo bài bản để chống lại những cầu thủ đầy kinh nghiệm chẳng khác gì việc mang "cừu" đi đánh "sói" thì ở những trận đánh lớn của đội tuyển quốc gia, Miura lại "vỡ" rất nhiều về tư tưởng nhập trận và đánh trận.
Thế nên từ một Miura điển hình cho phong cách tấn công của những ngày đầu tiên cầm đội tuyển Olympic Việt Nam tham dự ASIAD 2014 người ta nhìn thấy một Miura phòng ngự và phòng ngự đến mức triệt để và thực dụng trong một loạt các trận đấu của đội tuyển Việt Nam sau này.
Ở trận đấu mới nhất với đội tuyển Đài Loan thì Miura cho các cầu thủ chơi bóng hệt như cái cách mà một số đội bóng V-League từng chơi: cứ thủ chắc, thủ kín, rồi phóng quả bóng lên trên cho cầu thủ ngoại đua tốc độ. Nhưng những tiền đạo của đội tuyển như Công Vinh, Văn Quyết lại không phải là... cầu thủ ngoại, nên cách chơi này khiến họ và những đồng đội của họ rơi vào cảnh tự mình làm khó, làm khổ cho mình.
Và rồi Miura sẽ còn "vỡ" nữa? Và rồi một đội tuyển Việt Nam với lối chơi 4-2-3-1 nhỏ nhuyễn được tạo dựng từ thời Calisto đến Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phúc... cứ phải chạy theo cái sự "vỡ" của Miura?
Ở Hoàng Anh Gia Lai, trong khi khi Guillaume Graechen còn đang "vỡ" và chưa đạt tới trạng thái "vỡ" tích cực - "vỡ" hiệu quả thì một người nổi tiếng là kiên nhẫn như ông bầu Đoàn Nguyên Đức cũng phải đưa ra một quyết định mạnh tay.
Còn ở đội tuyển Việt Nam, có lẽ Miura sẽ có thời gian, cơ hội để "vỡ" nhiều hơn, vì đối tượng thực sự quản lý và có tiếng nói đến các vấn đề nhân sự ở đội tuyển quốc gia không trùng suy nghĩ với đối tượng quản lý CLB Hoàng Anh Gia Lai.
Công việc của một thầy giáo bóng đá và một bình luận viên bóng đá dĩ nhiên rất khác nhau, nhưng giống nhau ở chỗ, nó đều đòi hỏi một khả năng nắm bắt những lý thuyết bóng đá từ thấp đến cao và có thể truyền đạt cái lý thuyết ấy cho học trò hoặc cho khán giả một cách sống động và thuyết phục.
Thực tế thì trước khi trở thành một nhà "lý thuyết bóng đá" hay "sư phạm bóng đá", Giôm cũng từng đá bóng và trước khi trở thành một bình luận viên bóng đá, Miura cũng từng tu nghiệp nghề HLV tại Đức, rồi từng dẫn dắt một số CLB Nhật Bản và được đánh giá là người có khả năng giúp các CLB nhỏ bé tiến bộ và nâng chất. Nói thế để thấy họ không phải là những nhà lý thuyết suông.
Nhưng khi trở thành HLV trưởng một đội tuyển U dự một giải đấu trẻ và một CLB dự V-League thì Giôm lại thực hiện cái nhiệm vụ mà một thầy giáo bóng đá hay một cầu thủ bóng đá chưa từng thực hiện. Cũng như thế, khi trở thành HLV trưởng một đội tuyển quốc gia thì Miura phải làm cái nhiệm vụ mà một bình luận viên - một HLV bóng đá cấp CLB chưa từng làm.
Thế nên, ở cái cương vị mình chưa từng trải qua, cả Giôm lẫn Miura đều rơi vào trạng thái vừa làm vừa "vỡ". Nếu ở trận đồ V-League, Giôm vỡ ra rằng việc sử dụng toàn những cầu thủ trẻ, dù là những cầu thủ trẻ tài năng, được đào tạo bài bản để chống lại những cầu thủ đầy kinh nghiệm chẳng khác gì việc mang "cừu" đi đánh "sói" thì ở những trận đánh lớn của đội tuyển quốc gia, Miura lại "vỡ" rất nhiều về tư tưởng nhập trận và đánh trận.
Thế nên từ một Miura điển hình cho phong cách tấn công của những ngày đầu tiên cầm đội tuyển Olympic Việt Nam tham dự ASIAD 2014 người ta nhìn thấy một Miura phòng ngự và phòng ngự đến mức triệt để và thực dụng trong một loạt các trận đấu của đội tuyển Việt Nam sau này.
Ở trận đấu mới nhất với đội tuyển Đài Loan thì Miura cho các cầu thủ chơi bóng hệt như cái cách mà một số đội bóng V-League từng chơi: cứ thủ chắc, thủ kín, rồi phóng quả bóng lên trên cho cầu thủ ngoại đua tốc độ. Nhưng những tiền đạo của đội tuyển như Công Vinh, Văn Quyết lại không phải là... cầu thủ ngoại, nên cách chơi này khiến họ và những đồng đội của họ rơi vào cảnh tự mình làm khó, làm khổ cho mình.
Và rồi Miura sẽ còn "vỡ" nữa? Và rồi một đội tuyển Việt Nam với lối chơi 4-2-3-1 nhỏ nhuyễn được tạo dựng từ thời Calisto đến Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phúc... cứ phải chạy theo cái sự "vỡ" của Miura?
Ở Hoàng Anh Gia Lai, trong khi khi Guillaume Graechen còn đang "vỡ" và chưa đạt tới trạng thái "vỡ" tích cực - "vỡ" hiệu quả thì một người nổi tiếng là kiên nhẫn như ông bầu Đoàn Nguyên Đức cũng phải đưa ra một quyết định mạnh tay.
Còn ở đội tuyển Việt Nam, có lẽ Miura sẽ có thời gian, cơ hội để "vỡ" nhiều hơn, vì đối tượng thực sự quản lý và có tiếng nói đến các vấn đề nhân sự ở đội tuyển quốc gia không trùng suy nghĩ với đối tượng quản lý CLB Hoàng Anh Gia Lai.
Bình luận (0)